| Hotline: 0983.970.780

Nuôi con 'ngồi chồm hỗm', nhanh có tiền

Thứ Ba 22/08/2023 , 19:26 (GMT+7)

QUẢNG BÌNH Nuôi ếch chỉ 3 tháng là thu hoạch nên anh Giang nhanh có thu nhập. Lợi nhuận từ nuôi ếch giúp anh 'lấy ngắn nuôi dài' để đầu tư cho nuôi cá chình hoa.

Mấy năm trước, vợ chồng anh Lê Văn Giang ở xã Thanh Thủy (huyện Lệ Thủy, Quảng Bình) đầu tư nuôi cá chình trên cát. Việc nuôi cá chình đang phát triển tốt thì phải chững lại do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. Để giải quyết khó khăn trước mắt, anh Giang tìm hướng đi mới với mục đích “lấy ngắn nuôi dài”.

Khu nuôi ếch của gia đình anh Lê Văn Giang. Ảnh: Tâm Phùng.

Khu nuôi ếch của gia đình anh Lê Văn Giang. Ảnh: Tâm Phùng.

Sau một thời gian tìm tòi, học hỏi ở những trang trại nuôi ếch thành công, anh Giang tính toán đến phát triển thêm nghề nuôi loài ngồi “chồm hỗm” này. Tận dụng vườn cây dừa đã khép tán, anh đầu tư làm hệ thống ao hồ nổi, trong lòng hồ lót bạt. 

Hệ thống cấp, thoát nước cũng được thiết kế thuận lợi. Phía đầu mỗi hồ đều thiết kế ống dẫn nước vào và cuối hồ là van xả nước thải vào hệ thống hồ chứa để xử lý men vi sinh làm sạch nước trước khi xả ra môi trường. “Hình thức hồ kiểu này rất linh hoạt và dễ dàng trong việc thay nước. Khi cần xả thay nước thì chỉ mở van là nước trong hồ sẽ cạn để thay nước mới cho ếch”, anh Giang cho hay.

Để tích lũy kinh nghiệm, anh Giang không thả con giống ồ ạt mà chỉ thả nuôi ban đầu với 4 hồ. Thức ăn cho ếch được mua ở doanh nghiệp có uy tín trên thị trường chứ không cho ăn thức ăn trôi nổi.

Để đảm bảo nguồn nước sạch, anh Giang đầu tư xây một bể nước lớn chứa trên 200m3 nước cạnh khu vực nuôi ếch. Nước giếng khoan được bơm lên bể để xử lý tạp chất, sau đó mới đưa vào hồ nuôi. Với cách nuôi này, tỷ lệ con giống trở thành ếch thương phẩm rất cao. Ếch nuôi ít khi bị bệnh và lớn nhanh.

Thời gian đầu vừa làm vừa học nên thu hoạch cũng vừa chi phí. Vài lứa sau, mỗi hồ nuôi cho lãi khoảng 20 triệu đồng/lứa. Chỉ 4 hồ nuôi, mỗi năm cũng cho lãi 200 - 250 triệu đồng.

Ếch nuôi 3 tháng là có thể xuất bán. Ảnh: Tâm Phùng.

Ếch nuôi 3 tháng là có thể xuất bán. Ảnh: Tâm Phùng.

Trong khu nuôi ếch, anh Giang đầu tư xây dựng 14 hồ nuôi (mỗi hồ có diện tích 4x10m), được làm nổi. Toàn bộ hồ được bố trí liền kề, nằm dưới gốc những hàng dừa và có hệ thống mái che thưa để tránh nắng cho ếch. Mỗi hồ thả 1 vạn con giống. Sau gần 1 tháng ếch lớn thì phải sang hồ. Khoảng 3 tháng nuôi, sẽ xuất bán ếch thương phẩm. Lúc này ếch đã có trọng lượng 0,25kg/con. Mỗi hồ nuôi đạt gần 2 tấn ếch thương phẩm. Trừ chi phí, mỗi lứa nuôi 1 hồ cho lãi trên 20 triệu đồng. Trung bình mỗi năm nuôi 3 lứa ếch sẽ có lãi trên 60 triệu đồng/hồ.

Ngày càng đúc rút kinh nghiệm nên vợ chồng anh Giang tăng dần hồ nuôi. Khu vực hồ nuôi luôn được bóng cây dừa và mái che mát, giúp hạ nhiệt trong những ngày nắng nóng.

Đến nay, gia đình anh Giang đã thả giống nuôi đủ cả 14 hồ. Ếch nuôi nhanh lớn và tỷ lệ hao hụt thấp, mỗi hồ đạt 2 tấn ếch thương phẩm/lứa và chủ yếu đạt tiêu chuẩn loại 1.

Ếch thương phẩm của gia đình anh Giang được nhiều thương lái đặt hàng tiêu thụ ổn định. “Tôi phấn đấu có doanh thu khoảng 2 - 2,5 tỷ đồng/năm từ nuôi ếch, trừ chi phí lãi khoảng 800 triệu đồng”, anh Giang cho biết.

Bể nuôi cá chình đặc sản của anh Giang. Ảnh: T.Phùng.

Bể nuôi cá chình đặc sản của anh Giang. Ảnh: T.Phùng.

Cũng theo anh Giang, việc đầu tư nuôi cá chình đòi hỏi vốn liếng dài hơi vì cá chình thu hoạch sau 12 tháng, đầu tư hệ thống hồ nuôi, thức ăn, hệ thống an toàn… cũng rất lớn. Vì vậy, giải pháp mở rộng hồ nuôi ếch thương phẩm chính là “lấy ngắn nuôi dài” một cách hợp lý.

Anh Giang cho biết nếu thả nuôi cả 14 hồ ếch thì cứ 3 tháng sẽ có lãi từ 200 - 300 triệu đồng. Số tiền này sẽ đưa vào chi phí cho việc nuôi cá chình. Như vậy sẽ hạn chế vốn vay để giảm chi phí sản xuất, tăng lợi nhuận sau khi thu hoạch cá chình.

Hàng tháng, lợi nhuận từ 14 hồ nuôi ếch được chi cho hồ nuôi cá chình hoa đặc sản. Đến cuối năm nay, anh Giang cũng vào vụ thu hoạch và cung ứng cá chình đặc sản ra thị trường. Nhờ phát huy được 12 hồ nuôi ếch nên việc nuôi cá chình cũng nhẹ gánh về kinh phí. Cuối năm, nguồn thu từ cá chình khoảng 5 - 6 tỷ đồng là có cả lãi từ nuôi ếch trong đó.

Xem thêm
Bình Phước chú trọng phát triển chăn nuôi theo chuỗi giá trị

Sáng 19/4, đoàn công tác Bộ Nông nghiệp và Môi trường do Thứ trưởng Phùng Đức Tiến làm trưởng đoàn có buổi làm việc tại tỉnh Bình Phước.

Hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó và 50% bệnh viêm da nổi cục

QUẢNG BÌNH Trong 2025, huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) tiếp tục bố trí nguồn kinh phí hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó, 50% vacxin viêm da nổi cục và tụ huyết trùng trâu, bò.

'Quy tắc vàng' giúp nông dân trồng rau ít sâu bệnh, an toàn

LÀO CAI Nông dân vùng cao ở Lào Cai ngày càng tuân thủ nghiêm những 'nguyên tắc vàng' để sản xuất rau an toàn, giảm nguy cơ tiếp xúc hóa chất, bảo vệ môi trường.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

Lúa khỏe, người khỏe, chi phí giảm nhờ drone

Nông dân ngày nay có thể kiểm soát dịch hại từ xa bằng drone, vừa giảm công lao động, tăng hiệu quả, hạn chế rủi ro về sức khỏe và ô nhiễm môi trường.

Nửa tấn cá thả xuống sông Cầu Phủ tái tạo nguồn lợi thủy sản

Hà Tĩnh Các loài cá truyền thống như trắm, trôi, mè, chép, cá lóc, cá trê… vừa được thả xuống sông Cầu Phủ nhằm tái tạo nguồn lợi thủy sản.

Uông Bí tăng cường quản lý, bảo vệ rừng, phát triển lâm nghiệp bền vững

QUẢNG NINH Năm 2025, TP Uông Bí đặt mục tiêu trồng mới 2.000 ha rừng, trong đó 101 ha là rừng cây gỗ lớn, bản địa.