Báo Nông Nghiệp
Báo Nông Nghiệp
Báo Nông Nghiệp

Thứ Tư, 7/5/2025 3:52 (GMT +7)

| Hotline: 0983.970.780

Nuôi ếch ứng dụng công nghệ cao thu lợi hàng trăm triệu đồng

Thứ Ba 18/10/2022 , 08:00 (GMT+7)

Hà Nội Nhờ ứng dụng công nghệ, trang trại nuôi ếch (Sóc Sơn - Hà Nội) trung bình 1 năm xuất bán 20-30 vạn ếch giống cùng 3 tấn ếch thương phẩm, lợi nhuận đạt 200-300 triệu/năm.

 

Trại ếch của ông Nguyễn Bá Xoay tại Sóc Sơn - Hà Nội có diện tích 1000m2, vừa nuôi ếch giống vừa nuôi ếch thương phẩm. Đây cũng là hộ chăn nuôi đầu tiên tại Xã Phú Cường huyện Sóc Sơn đầu tư hệ thống lọc nước vào chăn nuôi ếch.

 

Với quy mô chăn nuôi lớn, chủ trại ếch sử dụng thức ăn công nghiệp (cám viên dành riêng cho ếch). Để đảm bảo ếch phát triển tốt, ông Xoay sử dụng men vi sinh trộn với thức ăn 1 tuần/lần cho ếch ăn.

 

“Trại ếch nhà tôi bắt đầu cho ếch sinh sản từ đầu tháng 3 âm lịch, thời tiết ấm trên 20 độ là bắt đầu cho ếch đẻ đến tháng 6 âm lịch thì dừng để làm ếch thương phẩm. Tính vậy để bán giống cho bà con và nuôi để kịp xuất bán dịp cuối năm”, chủ trại ếch chia sẻ.

 

Ông Xoay cho biết: “So với các mô hình chăn nuôi truyền thống khác thì chăn nuôi ếch tương đối nhàn, ngày thay nước 2 lần sáng chiều và cho ăn. Bên cạnh đó chi phí đầu tư ít, không ô nhiễm môi trường, đầu ra vẫn ổn định”.

 

Trong chăn nuôi ếch, chất lượng nguồn nước đóng vai trò quan trọng. Bởi nước là môi trường sống,  là nơi để chúng sinh tồn và phát triển. Khi môi trường sống bị ô nhiễm, các bệnh ngoài da như ghẻ, lở loét, đốm đỏ sẽ bùng phát và gây hại lớn. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, Tỷ lệ ếch thất thoát do nguồn nước ô nhiễm có thể lên tới 80%. Vì thế việc quản lý môi trường nước nuôi như cách mà ông Xoay đang làm giúp giảm thiểu được các nguy cơ này.

 

Đặc biệt nhờ tham khảo nhiều mô hình, ông Xoay thực hiện phun mưa nhân tạo, cách làm này giúp tạo môi trường giống với tự nhiên, từ đó kích thích ếch sinh sản

 

Do ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19, nhiều hộ chăn nuôi ếch bỏ nghề, chính vì vậy giá ếch năm nay được giá hơn so với mọi năm. Cụ thể ông Xoay nói: “Giá ếch 60.000 đồng/kg (bán hơi) năm nay giá ếch tăng cao nhất do nguồn cung không đáp ứng đủ nhu cầu thị trường”.

 

Thông thường sau khi kết thúc bán ếch sinh sản thì ông Xoay bắt đầu nuôi ếch thương phẩm để đến tháng 10 âm lịch sẽ kịp xuất bán. Sau đó sẽ úm giữ lại những đôi bố mẹ để mùa vụ sang năm.

 

Chất lượng nguồn nước nuôi đảm bảo, việc còn lại ông Xoay cần làm là cung cấp dinh dưỡng hợp lý để ếch phát triển đồng thời thường xuyên kiểm tra sự phát triển của ếch nhằm điều chỉnh thức ăn, thuốc điều trị ngay từ sớm.

 

Không chỉ ứng dụng công nghệ trong việc nuôi ếch, lão nông 65 tuổi còn thường xuyên cập nhật thông tin về chăn nuôi trên mạng, ông cho biết: “Tôi luôn sẵn sàng chia sẻ và học tập những cách làm mới mang lại hiệu quả cho sản xuất”. Nhờ vậy nên ếch tại trại có sự phát triển đồng đều, tỷ lệ hao hụt ít bán luôn được giá.

Xem thêm
37 khu vực rừng ở mức cảnh báo cháy cực kỳ nguy hiểm

37 khu vực rừng ở mức cảnh báo cháy cực kỳ nguy hiểm; Trung Quốc là điểm sáng trong ‘bức tranh’ xuất khẩu tôm Việt Nam; Giảm ô nhiễm môi trường chăn nuôi nhờ đệm lót sinh học; Lễ hội khinh khí cầu rực rỡ sắc màu.

Ổn định dân cư Làng Nủ - Ngôi làng hạnh phúc

Hành trình ổn định dân cư ở Làng Nủ là minh chứng cho tinh thần đoàn kết, vượt khó và khát vọng vươn lên. Báo Nông nghiệp và Môi trường đã ghi lại câu chuyện này qua cuộc trò chuyện cùng các khách mời.

Mỗi năm thu nửa tỷ đồng từ nuôi ốc nhồi

Chàng trai trẻ 9x Vũ Hồng Thái (xã Hiệp Hoà, Thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh) đã từ bỏ chiếc áo công nhân để về quê nuôi ốc nhồi, kiếm nửa tỷ đồng mỗi năm.

Nỗi đau của đất: [Bài 2] 'Chết đứng' ở Tân Đông

Năm 2019, ông Võ Quan Huy (Út Huy) mở đường đưa cây chuối lên vùng biên Tân Châu, cách Trảng Bàng gần 3 giờ đồng hồ đường đất. Thế nhưng, khi cây chuối còn chưa kịp ấm gốc thì một lần nữa, nó lại 'chết đứng' trên tờ giấy thông báo thu hồi.