Thứ Sáu, 25/4/2025 6:44 (GMT +7)

| Hotline: 0983.970.780

Nuôi chồn hương vùng ven biển Gò Công

Thứ Ba 16/07/2019 , 10:50 (GMT+7)

Mô hình nuôi chồn hương thương phẩm của ông Võ Văn Tiến (ở ấp Xóm Đình, xã Kiểng Phước, huyện Gò Công Đông, Tiền Giang) mới xuất hiện ở địa phương, hứa hẹn nhiều triển vọng.

Hiện ông Tiến đang nuôi 120 con chồn hương bố mẹ, chủ yếu nuôi sinh sản để bán giống phục vụ nhu cầu nuôi của người dân khu vực ĐBSCL.

Nói về cơ duyên phát triển nghề nuôi chồn hương, ông Tiến cho biết, năm 2013 tình cờ phát hiện mô hình nuôi chồn hương ở huyện Củ Chi (TPHCM). Thấy chồn hương dễ nuôi, lại có giá trị khá cao nên ông Tiến mua 4 con, vừa nuôi vừa rút kinh nghiệm.

Nhờ kiên trì học hỏi kỹ thuật chăm sóc cẩn thận nên đàn chồn hương của ông Tiến phát triển khỏe mạnh. Chồn giống mua về nuôi đủ 12 tháng tuổi là có thể sinh sản. Mỗi năm, chồn cái sinh sản 2 lần, mỗi lần từ 3 - 4 con. Cứ thế đàn chồn sinh sôi phát triển.

Theo ông Tiến, chồn hương dễ nuôi không tốn diện tích, nông dân ít đất sản xuất có thể nuôi.

Thời gian qua, ông Tiến đã bán trên 100 con chồn hương giống và hàng chục con chồn thịt. Hiện giá mỗi cặp chồn giống khoảng 7 triệu đồng. Riêng chồn thịt giá 1,5 triệu đồng/kg tăng 200.000-300.000 đồng/kg so cùng kỳ năm trước. Chồn giống nuôi từ 12 tháng tuổi sẽ tuyển chọn những con tốt sẽ bán giống. Con kém hơn sẽ bán thịt. Mỗi con chồn thịt có trọng lượng 5-7 kg, xuất chuồng bán được gần chục triệu đồng. Tuy giá luôn ở mức cao nhưng hiện nay người mua luôn phải đặt hàng trước vì không có đủ số lượng cung ứng cho khách hàng.

Theo ông, chồn hương rất dễ nuôi, ăn tạp, ít bệnh, không cần diện tích rộng và đặc biệt là không gây ô nhiễm môi trường. Trại chồn hương của ông nuôi trong lồng, theo kiểu công nghiệp. Trung bình một ngày, mỗi con chồn tốn khoảng 3.000-4.000 đồng mua thức ăn. 

So với nhiều vật nuôi khác, chồn hương có giá trị kinh tế khác cao.

Thời gian qua, ông Tiến đã cung cấp giống và tận tình hướng dẫn kỹ thuật cho nhiều nông dân khác nhân rộng mô hình. Hiện ông đang đầu tư chuồng trại để mở rộng quy mô, nhân rộng. Ông cho biết, ở các vùng đất khô cằn ven biển, những hộ ít đất sản xuất đều có thể nuôi chồn hương...

Xem thêm
Không để việc sắp xếp bộ máy ảnh hưởng đến phòng, chống dịch bệnh

HÀ TĨNH Đó là một trong những chỉ đạo mới nhất của UBND tỉnh Hà Tĩnh nhằm khống chế dịch tả lợn Châu Phi và một số dịch bệnh đang xảy ra trên đàn vật nuôi.

Sơn La lấy ý kiến tổng kết 10 năm đưa cây ăn quả lên đất dốc

Giai đoạn 2016 - 2025, Sơn La đã chuyển đổi, trồng mới hơn 61.000ha cây ăn quả, sản lượng quả năm 2025 ước đạt 510.000 tấn.

Tổ khuyến nông cộng đồng 'gần dân, sát ruộng, am hiểu thực tiễn'

TRÀ VINH Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, khuyến nông cộng đồng, hợp tác xã là lực lượng nòng cốt trong triển khai Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp.

Đắk Nông chuyển đổi cơ cấu cây trồng để chống hạn

ĐẮK NÔNG Trước tình trạng nắng hạn ngày càng gay gắt, ngành nông nghiệp tỉnh Đắk Nông chủ động định hướng người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng.

Khởi động dự án áp dụng giải pháp phân hủy rơm rạ trên đồng ruộng

CẦN THƠ Dự án nhằm phát triển các giải pháp phân hủy rơm rạ trên đồng ruộng, tăng cường sức khỏe đất và giảm phát thải trong canh tác lúa.

Hình thành chuỗi giá trị sản phẩm hàu Việt Nam theo tiêu chuẩn Nhật Bản

Đây là nội dung quan trọng trong Biên bản ghi nhớ vừa được ký kết giữa Hội Thủy sản Việt Nam và Công ty Kunihiro Inc (Nhật Bản).

Cây quế giúp bà con dân tộc thiểu số vươn lên làm giàu

Huyện Bình Liêu hiện có 690 ha trồng quế, việc phát triển cây quế đã góp phần nâng cao thu nhập cho người dân, với thu nhập bình quân đạt 75 triệu năm 2024.