| Hotline: 0983.970.780

Nuôi cá trong ruộng mùa lũ ở ĐBSCL, vừa đỡ tốn công tốn của lại có tiền

Thứ Tư 21/11/2018 , 06:05 (GMT+7)

Nhiều nông dân ở huyện Thới Lai và Cờ Đỏ (TP. Cần Thơ) đang tranh thủ thu hoạch cá trong ruộng để chuẩn bị xuống giống lúa Đông Xuân.

15-38-38_nh_2_c_ruong_thu_hoch_xong_tr_li_dt_de_xuong_giong_vu_lu_dx
Cá ruộng thu hoạch xong trả lại đất để xuống giống lúa ĐX

Đây là mô hình khá đặc biệt, sau khi nông dân ăn vụ lúa Hè Thu thì đưa nước lũ vào ruộng, thả cá giống, trong thời gian nuôi khoảng 2 - 3 tháng (theo con nước lũ) không tốn tiền thức ăn hay công chăm sóc mà cá vẫn lớn khỏe. Bình quân 1 công ruộng người nuôi cá có lãi từ 1 - 1,2 triệu đồng/công, khỏe hơn sản xuất lúa vụ 3.

Các loại cá được nông dân chọn nuôi là chép, rô phi, mè hoa, mè vinh và một ít cá tạp tự vào sinh sống. Ban đầu chỉ mua con giống và lưới bao xung quanh ruộng đề phòng nước lũ lớn làm cá đi. Nuôi cá trong ruộng tận dụng nguồn thức ăn có sẵn trong thiên nhiên như lúa chét, côn trùng, trứng ốc bươu vàng, sâu rầy, rong tảo, bèo...

Năm nay mực nước lên cao, môi trường thoáng đãng, yên tĩnh nên cá lớn rất nhanh và ít hao hụt. Gia đình ông Lâm Văn Dư ở ấp Đông Hòa, xã Đông Hiệp, huyện Cờ Đỏ nuôi cá trong ruộng với diện tích 4ha, sau khi trừ chi phí còn lãi trên 40 triệu đồng. Nhờ đó ông có tiền đủ mua lúa giống, phân bón và thuốc BVTV phục vụ cả vụ ĐX.

Ông Dư cho biết, nuôi cá ruộng đơn giản, không tốn tiền mua thức ăn mà cá vẫn lớn nhanh, thông thường nuôi 2 - 3 tháng (tùy vào con nước lũ trên đồng) là cho thu hoạch, bình quân cá chép, cá mè hoa 2 - 3 con/kg. Năng suất trung bình từ 900kg - 1,2 tấn cá/ha. Hiện thương lái đến tận ruộng mua cá chép giá từ 15.000 – 16.000 đồng/kg, cá mè hoa giá 9.000 – 10.000 đồng/kg.

Ông Dư hiện là bí thư ấp Đông Hòa cho biết thêm, đặc biệt mùa lũ 2018, toàn ấp có 182ha đất SX nông nghiệp, sau khi ăn xong vụ lúa HT đã có 165ha thực hiện nuôi cá trong ruộng, đồng nghĩa cho đất nghỉ ngơi mà đem lại nguồn thu nhâp ổn định so với sản SX lúa vụ 3.

Theo kinh nghiệm của người dân, lúc mới mua cá giống về nuôi cần bỏ trong vèo vài ngày cho cá quen với môi trường nước, sau đó mới thả vào ruộng. Khi mực nước lên cao, cá lớn dần sẽ tự tìm thức ăn. Người nuôi chỉ cần kiểm tra bờ, lưới bao hàng ngày để theo dõi và kịp thời xử lý những tình huống bất thường.

Nhiều người thường giăng bóng điện trên ruộng ban đêm để dẫn dụ các loại côn trùng đến làm mồi cho cá. Đặc biệt là trong suốt quá trình thả cá không được dùng bất cứ một loại thuốc bảo vệ thực vật nào trên đồng ruộng.

15-38-38_nh_3_nuoi_c_ruong_vu_co_thu_nhp_tu_1-12_trieu_dong_cong
Nuôi cá ruộng vừa có thu nhập vừa giúp vụ lúa sau giảm chi phí SX

Ông Đặng Trung Hiếu ở xã Đông Bình, huyện Thới Lai nuôi 3ha cá trong ruộng cho biết thêm, mô hình mang lại cho người nông dân có nhiều cái lợi như vụ lúa ĐX có thể giảm được lượng phân bón và thuốc BVTV từ 15 - 20%, cá sẽ ăn sạch gốc rạ, cỏ dại, lúa tạp và diệt cả các côn trùng có hại…

“Khi nước rút xuống chuyển sang làm lúa thì lúa cho năng suất cao hơn khoảng 1 tấn/ha so với ruộng canh tác liên tục 3 vụ lúa/năm” ông Hiếu khẳng định.

Ông Lâm Quang Trung, Chủ tịch UBND xã Đông Hiệp cho biết, cái khó hiện nay là người nuôi bị phụ thuộc vào thương lái, chưa tìm được thị trường tiêu thụ ổn định. Cá ruộng được xem là thực phẩm sạch mà giá bán còn bấp bênh...

Theo Chi cục Thủy sản TP Cần Thơ, hiện toàn TP có khoảng 5.600ha thực hiện nuôi cá trong ruộng mùa lũ, tăng khoảng 1.000ha so với năm 2017. Đây là mô hình đã được nông dân làm nhiều năm qua đã mang lại hiệu quả cao.

 

Xem thêm
Nuôi thỏ lai, thu lợi nhanh

AN GIANG Nuôi thỏ đang trở thành hướng đi triển vọng cho nông dân ở An Giang, nhờ chi phí thấp, dễ chăm sóc, đầu ra ổn định, đã giúp nhiều hộ tăng thu nhập rõ rệt.

Hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó và 50% bệnh viêm da nổi cục

QUẢNG BÌNH Trong 2025, huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) tiếp tục bố trí nguồn kinh phí hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó, 50% vacxin viêm da nổi cục và tụ huyết trùng trâu, bò.

Canh tác lúa giảm phát thải, lợi nhuận tăng hơn 6 triệu đồng/ha

TRÀ VINH Năng suất lúa trong mô hình đạt 6,4 - 6,6 tấn/ha, tăng khoảng 5 - 6% so với ngoài mô hình. Lợi nhuận tăng từ 20 - 25% so với ngoài mô hình.

Bí thư, chủ tịch xã cũng phải 'quảng cáo, bán hàng'

Để nông sản có chỗ đứng, giám đốc hợp tác xã phải chịu khó tìm kiếm thị trường, thậm chí bí thư, chủ tịch xã cũng phải 'quảng cáo, bán hàng' giúp nông dân.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

Lúa khỏe, người khỏe, chi phí giảm nhờ drone

Nông dân ngày nay có thể kiểm soát dịch hại từ xa bằng drone, vừa giảm công lao động, tăng hiệu quả, hạn chế rủi ro về sức khỏe và ô nhiễm môi trường.

Giá trị xuất khẩu sản phẩm gỗ của Bắc Kạn có thể giảm 10 triệu USD

Bắc Kạn Một số đơn hàng của doanh nghiệp chế biến gỗ tại tỉnh Bắc Kạn xuất khẩu sang Hoa Kỳ bị hủy, tạm dừng, có đơn vị bị hủy tất cả đơn hàng đã ký.