| Hotline: 0983.970.780

Nông nghiệp vùng 'đất khát' bứt phá nhờ ứng dụng công nghệ cao

Thứ Ba 08/07/2025 , 22:25 (GMT+7)

Từ một vùng 'đất khát', nông nghiệp Ninh Thuận (cũ) 5 năm qua đã có bước bứt phá ngoạn mục nhờ ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, biến bất lợi thành lợi thế.

Nhằm gia tăng giá trị, hướng tới phát triển nền nông nghiệp xanh - sạch và bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu, tỉnh Ninh Thuận (cũ) đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đặc nhiệt là Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 12/10/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Ninh Thuận về tiếp tục đẩy mạnh phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030 (Nghị quyết).

Trồng dưa lưới công nghệ cao cho giá trị sản xuất đạt hơn 1 tỉ đồng/ha/năm. Ảnh: Nguyễn Cơ.

Trồng dưa lưới công nghệ cao cho giá trị sản xuất đạt hơn 1 tỉ đồng/ha/năm. Ảnh: Nguyễn Cơ.

Sau 05 năm triển khai thực hiện Nghị quyết, đã đạt và vượt so với các chỉ tiêu đặt ra. Có 15/15 chỉ tiêu đều thực hiện đạt và vượt mục tiêu. Trong đó, quy mô sản xuất ước đạt 1.355 ha (Nghị quyết đề ra 1.000 ha), giá trị sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ước đạt 990 triệu đồng/ha, riêng dưa lưới và nho công nghệ cao hơn 1,2 tỷ đồng/ha/năm (Nghị quyết đề ra 700 triệu đồng/ha/năm). Có 4 doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao đã được công nhận (Nghị quyết đề ra 2 - 3 doanh nghiệp), thu hút 40 doanh nghiệp đầu tư (Nghị quyết đề ra 30 doanh nghiệp). Giá trị sản xuất nông nghiệp công nghệ cao giai đoạn 2021 - 2025 tăng bình quân hơn 30%/năm (mục tiêu tăng 30 - 40%)...

Nổi bật, trong trồng trọt đã xây dựng được 74 liên kết chuỗi giá trị sản phẩm với diện tích hơn 15.400 ha theo quy mô cánh đồng lớn. Trong đó đã có 45 vùng trồng được cấp mã số với quy mô hơn 361 ha. Chuyển đổi đất trồng lúa kém hiệu quả sang cây trồng đặc thù có hiệu quả kinh tế cao đạt 2.921 ha, vượt 45,8% mục tiêu Nghị quyết.

Măng tây là một trong những cây trồng cho giá trị kinh tế rất cao ở Ninh Thuận (cũ). Ảnh: Nguyễn Cơ.

Măng tây là một trong những cây trồng cho giá trị kinh tế rất cao ở Ninh Thuận (cũ). Ảnh: Nguyễn Cơ.

Hầu hết các chuỗi liên kết trồng trọt đều ứng dụng quy trình “1 phải, 5 giảm” và một số tiến bộ khoa học, công nghệ mới (tưới tiên tiến, nhà lưới...) nên năng suất, chất lượng sản phẩm được nâng cao và mang lại hiệu quả kinh tế bình quân cao hơn 4 lần so với sản xuất lúa nước, giảm hơn 70% lượng nước tưới so với trước chuyển đổi. Quan trọng hơn là nhận thức của nhân dân đã có chuyển biến rõ nét, tích cực trong tổ chức sản xuất nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu. Qua đó đã góp phần tạo giá trị sản xuất bình quân trên 1 ha đất canh tác đạt 155 triệu đồng/ha/năm, tăng 34 triệu đồng/ha/năm so với 2020.

Chăn nuôi nhỏ lẻ từng bước tổ chức lại theo hướng chuyên nghiệp, có kiểm soát, bảo đảm an toàn sinh học và bền vững. Tăng cường công tác quản lý giống vật nuôi, ứng dụng khoa học, công nghệ trong công tác cải tạo giống vật nuôi bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo, sử dụng hoóc môn gây động dục hàng loạt và triệt sản vật nuôi có tầm vóc nhỏ, năng suất thấp (duy trì tỷ lệ lai đàn dê, cừu 90% và tăng tỷ lệ lai đàn bò lên 51%).

Nuôi biển những năm qua đã có bước phát triển mạnh ở Ninh Thuận (cũ). Ảnh: Nguyễn Cơ.

Nuôi biển những năm qua đã có bước phát triển mạnh ở Ninh Thuận (cũ). Ảnh: Nguyễn Cơ.

Tăng tỷ trọng chăn nuôi trang trại quy mô vừa và lớn (105 trang trại ứng dụng công nghệ tiên tiến, công nghệ cao). Đã xây dựng được 6 liên kết chuỗi giá trị chăn nuôi, trong đó có 1 chuỗi giá trị dê, cừu hướng đến xuất khẩu sang thị trường Halal...

Đối với nuôi trồng thủy sản, đã tổ chức lại sản xuất theo hướng phát triển nuôi biển, ưu tiên vùng nước sâu, trang bị cảm biến nhiệt, độ mặn và máy cho ăn tự động. Giảm dần đối tượng nuôi truyền thống là con tôm để chuyển sang các đối tượng đặc sản có hiệu quả kinh tế cao như ốc hương, cá biển, tôm hùm... 

Ninh Thuận (cũ) đã có 17 cơ sở nuôi ốc hương bể đặt trong nhà với quy mô 92,6 ha, năng suất bình quân 18 tấn/ha; 5 cơ sở nuôi tôm thẻ công nghiệp 2 giai đoạn trong bể tròn HDPE có mái che với quy mô 8 ha, năng suất bình quân hơn 28 tấn/ha; 4 lồng tròn HDPE nuôi cá biển 2.000 m3 và đang triển khai mô hình nuôi mực trong lồng HDPE với quy mô lớn nhất Đông Nam Á...

Xem thêm
Nuôi dê nhốt chuồng, nhàn tênh, lãi lớn

HÀ TĨNH Nuôi dê nhốt chuồng dễ quản lý, chủ động nguồn thức ăn, kiểm soát tốt dịch bệnh giúp giảm chi phí, tăng lợi nhuận.

Dịch tả heo Châu Phi tái bùng phát tại Gia Lai

GIA LAI Qua nhiều năm dịch tả heo Châu Phi được khống chế nhờ giải pháp phòng chống dịch của ngành chức năng, nay dịch bệnh này tái xuất hiện tại phường An Nhơn Đông.

Khẩn trương phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ, rầy nâu, rầy lưng trắng

Tại các địa phương từ Nghệ An đến TP Huế, sâu cuốn lá nhỏ, rầy nâu, rầy lưng trắng đang gia tăng do thời tiết thuận lợi cho sinh vật hại phát triển.

Chàng trai 22 tuổi mỗi tháng ẵm 20 triệu đồng nhờ nuôi ong chúa giống

CẦN THƠ Hiện mỗi con ong chúa giống do Tạo sản xuất có giá từ 200.000 đồng. Trung bình mỗi tháng Tạo cung cấp ra thị trường khoảng 800 con, thu nhập gần 20 triệu đồng.

Nâng tầm nông sản từ những mô hình trang trại bền vững

Hưng Yên đẩy mạnh mời gọi các nhà đầu tư phát triển trang trại theo hướng hữu cơ, liên kết sản xuất - tiêu thụ, tạo nền tảng vững chắc để nâng tầm giá trị nông sản.

Tuyển chọn được 5 giống khoai lang bản địa ưu tú nhất

Từ hơn 500 giống khoai lang bản địa, các nhà khoa học đã sàng lọc, chọn ra được 5 giống ưu tú nhất theo tiêu chí chất lượng, năng suất, khả năng chống chịu.

Bình luận mới nhất