| Hotline: 0983.970.780

Thắng lớn nhờ canh tác lúa thông minh

Thứ Năm 11/03/2021 , 11:25 (GMT+7)

Lợi nhuận tăng xấp xỉ 30 triệu đồng/ha trên cánh đồng Canh tác lúa thông minh do Công ty CP phân bón Bình Điền triển khai phối hợp thực hiện.

Nông dân phấn khởi khi lợi nhuận tăng cao hơn hàng năm xấp xỉ 30 triệu đồng/ha nhờ áp dụng đồng bộ các giải pháp trong chương trình Canh tác lúa thông minh do Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Trung tâm Khuyến nông Cà Mau và Công ty Cổ phần phân bón Bình Điền triển khai thực hiện.

Nông dân dự buổi tập huấn đầu vụ do PGS.TS Mai Thành Phụng (thứ 5 từ phải qua, hàng đầu) hướng dẫn. Ảnh: Ngọc Vân.

Nông dân dự buổi tập huấn đầu vụ do PGS.TS Mai Thành Phụng (thứ 5 từ phải qua, hàng đầu) hướng dẫn. Ảnh: Ngọc Vân.

Huyện Trần Văn Thời là một trong những huyện có diện tích canh tác lúa lớn nhất tỉnh Cà Mau. Tuy nhiên, do giá lúa bấp bênh và điều kiện canh tác khó khăn nên thu nhập từ trồng lúa của bà con nơi đây khá thấp so với mặt bằng chung.

Trong năm 2020 được xem là rất thuận lợi cho cây lúa khi giá bán tăng mạnh từ đầu năm, nhưng bà con nơi đây lại không được hưởng niềm vui đó. Trong vụ lúa Đông Xuân, đây là 1 trong những địa phương bị thiệt hại do hạn mặn nặng nề nhất toàn tỉnh, tưởng chừng đến vụ lúa Hè Thu sẽ lấy lại được phần nào vốn liếng thì đợt lũ cuối tháng 9 đã cướp đi gần như hết thành quả của bà con.

Theo số liệu thống kê của Chi cục Thuỷ lợi Cà Mau, hơn 14.000 ha lúa Hè Thu của bà con bị ngập sâu, phần lớn mất trắng hoặc chỉ thu hoạch được vài bao/công, không đủ công thu hoạch.

Trong vụ Đông Xuân 2020-2021, 4 hộ nông dân tại HTX Dịch vụ Nông nghiệp ấp Rạch Lùm B, xã Khánh Hưng, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau tham gia mô hình Canh tác lúa thông minh do Công ty cổ phần phân bón Bình Điền, Trung tâm KNQG, Trung tâm KN tỉnh Cà Mau hợp tác triển khai.

Lợi nhuận tăng xấp xỉ 30 triệu đồng/ha trên cánh đồng Canh tác lúa thông minh do Công ty CP phân bón Bình Điền triển khai phối hợp thực hiện. Ảnh: Ngọc Vân.
Lợi nhuận tăng xấp xỉ 30 triệu đồng/ha trên cánh đồng Canh tác lúa thông minh do Công ty CP phân bón Bình Điền triển khai phối hợp thực hiện. Ảnh: Ngọc Vân.

Lợi nhuận tăng xấp xỉ 30 triệu đồng/ha trên cánh đồng Canh tác lúa thông minh do Công ty CP phân bón Bình Điền triển khai phối hợp thực hiện. Ảnh: Ngọc Vân.

Sau hơn 3 tháng triển khai, cả 4 hộ đều phấn khởi vì năng suất lúa đạt được rất cao, bình quân xấp xỉ 7,2 tấn lúa tươi. Chi phí đầu tư giảm đáng kể, thu nhập tăng đạt gần 30 triệu/ha, ước lợi nhuận cao hơn đối chứng 5,6 triệu đồng/ha. Đây được xem là mức thu nhập cao nhất mà bà con nông dân nơi đây từng đạt được trên ruộng lúa của mình. Giá lúa cao, chí phí sản xuất giảm nên lợi nhuận mang lại cho bà con nông dân cao, góp phần giúp bà con vượt qua một năm 2020 với quá nhiều khó khăn.

Cùng với bà con nông dân thăm đồng, đánh giá ruộng lúa cuối vụ, KS. Trần Chí Nguyện – Cán bộ kỹ thuật Trung tâm KN tỉnh cho hay: “Ở đây bà con gặp khó khăn rất nhiều vì cả năm qua hầu như không có thu nhập nào từ ruộng lúa, điều kiện đất bị nhiễm phèn và phụ thuộc hoàn toàn vào nước trời nên năng suất lúa thường thấp hơn so với các vùng sản xuất lúa thuận lợi khác. Trong mô hình này, bà con nông dân được các nhà khoa học tập huấn kỹ thuật rất bài bản, cán bộ kỹ thuật thăm đồng và cùng nông dân bàn các giải pháp sẽ áp dụng vào thực tế đồng ruộng. Nông dân là trung tâm nên bà con nông dân thực sự vừa học vừa thực hành trên chính mảnh ruộng của mình”.

Cánh đồng canh tác lúa thông minh do Công ty CP phân bón Bình Điền triển khai phối hợp thực hiện. Ảnh: Ngọc Vân.

Cánh đồng canh tác lúa thông minh do Công ty CP phân bón Bình Điền triển khai phối hợp thực hiện. Ảnh: Ngọc Vân.

Một trong những thành công trong mô hình được TS. Hồ Văn Chiến chia sẻ là bà con đã ứng dụng được nhiều giải pháp kỹ thuật canh tác mới, trong đó giảm thiểu tối đa phun thuốc hoá học, quản lý dịch hại tổng hợp nên môi trường tự nhiên rất đa dạng sinh vật, sản phẩm an toàn cho người tiêu dùng và bà con trồng lúa cũng bảo vệ được sức khoẻ.

TS. Hồ Văn Chiến và bà con nông dân thăm ruộng mô hình. Ảnh: Ngọc Vân.

TS. Hồ Văn Chiến và bà con nông dân thăm ruộng mô hình. Ảnh: Ngọc Vân.

Với mục tiêu chuyển giao kỹ thuật canh tác hiệu quả, thích ứng với biến đổi khí hậu, đồng thời tập huấn, huấn luyện nông dân thành các chuyên gia, chương trình Canh tác lúa thông minh đã được tiếp tục triển khai thực hiện từ vụ đông xuân 2020-2021 vừa qua. Huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau cùng với nông dân ở các vùng sản xuất lúa khác tại 13 tỉnh thành vùng ĐBSCL sẽ được tiếp cận, chuyển giao trong vòng 2 năm.

Cùng với những giải pháp khác, các mô hình như thế này sẽ giúp cho bà con nông dân, nhất là các vùng sản xuất khó khăn tiếp cận và ứng dụng tốt các giải pháp canh tác, từ đó ổn định sản xuất, cải thiện thu nhập trong tình hình sản xuất ngày càng khó khăn do tác động bất lợi của biến đổi khí hậu.

Xem thêm
Bình Phước chú trọng phát triển chăn nuôi theo chuỗi giá trị

Sáng 19/4, đoàn công tác Bộ Nông nghiệp và Môi trường do Thứ trưởng Phùng Đức Tiến làm trưởng đoàn có buổi làm việc tại tỉnh Bình Phước.

Hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó và 50% bệnh viêm da nổi cục

QUẢNG BÌNH Trong 2025, huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) tiếp tục bố trí nguồn kinh phí hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó, 50% vacxin viêm da nổi cục và tụ huyết trùng trâu, bò.

Tổ khuyến nông cộng đồng 'gần dân, sát ruộng, am hiểu thực tiễn'

TRÀ VINH Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, khuyến nông cộng đồng, hợp tác xã là lực lượng nòng cốt trong triển khai Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

Lúa khỏe, người khỏe, chi phí giảm nhờ drone

Nông dân ngày nay có thể kiểm soát dịch hại từ xa bằng drone, vừa giảm công lao động, tăng hiệu quả, hạn chế rủi ro về sức khỏe và ô nhiễm môi trường.

Nửa tấn cá thả xuống sông Cầu Phủ tái tạo nguồn lợi thủy sản

Hà Tĩnh Các loài cá truyền thống như trắm, trôi, mè, chép, cá lóc, cá trê… vừa được thả xuống sông Cầu Phủ nhằm tái tạo nguồn lợi thủy sản.

Uông Bí tăng cường quản lý, bảo vệ rừng, phát triển lâm nghiệp bền vững

QUẢNG NINH Năm 2025, TP Uông Bí đặt mục tiêu trồng mới 2.000 ha rừng, trong đó 101 ha là rừng cây gỗ lớn, bản địa.