| Hotline: 0983.970.780

Ninh Bình đổi mới xúc tiến đầu tư trong tình hình mới

Thứ Sáu 11/06/2021 , 09:00 (GMT+7)

(TN&MT) - Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, tỉnh Ninh Bình đã xây dựng chương trình xúc tiến đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, đổi mới, đa dạng hóa các hoạt động xúc tiến đầu tư. Đồng thời, nâng cao chất lượng công tác xúc tiến đầu tư tại chỗ nhằm khai thác hiệu quả lợi thế cạnh tranh, tăng cơ hội thành công cho doanh nghiệp đầu tư vào tỉnh, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đã đầu tư duy trì và mở rộng hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Tập trung xúc tiến đầu tư tại chỗ

Theo thống kê của cơ quan chức năng, 5 tháng đầu năm 2021, toàn tỉnh Ninh Bình có 340 doanh nghiệp và đơn vị trực thuộc đăng ký thành lập mới. Bên cạnh đó, có 128 doanh nghiệp và đơn vị trực thuộc hoạt động trở lại, tăng 33 doanh nghiệp và đơn vị trực thuộc so với cùng kỳ; đăng ký thay đổi cho 355 lượt doanh nghiệp, tăng 22% so với cùng kỳ.

Để có được kết quả trên, tỉnh Ninh Bình đã tập trung vào quảng bá tiềm năng, lợi thế của tỉnh về địa lý, tài nguyên thiên nhiên, về các chính sách ưu đãi đầu tư của tỉnh tập trung thu hút các nhà đầu tư vào đầu tư, kinh doanh cơ sở hạ tầng khu công nghiệp, cụm công nghiệp, công nghiệp hỗ trợ ngành sản xuất lắp ráp ô tô.

Ảnh minh hoạ

Trong điều kiện dịch Covid-19 có diễn biến phức tạp, việc xúc tiến đầu tư thị trường quốc tế sẽ có nhiều hạn chế. Do vậy, trước mắt Ninh Bình sẽ chú trọng xúc tiến đầu tư tại chỗ, xây dựng danh sách các nhà đầu tư chiến lược trong và ngoài nước có tiềm lực tài chính, kinh nghiệm để chủ động tiếp xúc vận động và kêu gọi đầu tư vào tỉnh.

Với định hướng đó, Ninh Bình đã chủ động phối hợp với các bộ, ngành Trung ương, các báo, tạp chí, đài truyền hình biên soạn và phát hành các tài liệu phục vụ công tác xúc tiến đầu tư, quảng bá, cung cấp thông tin cho nhà đầu tư, doanh nghiệp bằng nhiều hình thức: xây dựng video clip- Ninh Bình hội nhập và phát triển bền vững; thực hiện chuyên đề "Ninh Bình: Kiến tạo môi trường đầu tư phát triển kinh tế" trên báo Diễn đàn doanh nghiệp; các chuyên đề về nâng cao hiệu quả xúc tiến đầu tư, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh...

Đồng thời, rà soát cơ chế, chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư trên địa bàn tỉnh. Quan tâm hỗ trợ giải quyết các vướng mắc, khó khăn trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư có được mặt bằng nhanh chóng, thuận tiện sớm đi vào hoạt động. Hỗ trợ cung ứng và đào tạo lao động, rà soát quy hoạch phát triển nguồn nhân lực gắn với quy hoạch tỉnh, gắn kết giữa cơ sở giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp. Có định hướng huy động các doanh nghiệp tham gia dạy nghề, hợp tác với các trường đại học, cao đẳng các trường nghề để liên kết đào tạo tại tỉnh…

Thu hút dự án sử dụng công nghệ sạch và PTBV

Với quan điểm của tỉnh là thu hút đầu tư có chọn lọc, lấy chất lượng, hiệu quả, công nghệ và bảo vệ môi trường là tiêu chí đánh giá chính; tập trung thu hút các dự án sử dụng công nghệ cao, công nghệ sạch, phát triển bền vững, sử dụng tiết kiệm quỹ đất… tỉnh Ninh Bình đã xây dựng chương trình xúc tiến đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, đổi mới, đa dạng hóa các hoạt động xúc tiến đầu tư.

Cùng với đó, nâng cao chất lượng công tác xúc tiến đầu tư tại chỗ kết hợp với việc tăng cường hỗ trợ phát triển doanh nghiệp và cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh.

Năm 2021 là năm đầu thời kỳ quy hoạch tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2021-2030, Ninh Bình chủ động nghiên cứu, rà soát, đánh giá, đề xuất điều chỉnh quy hoạch chung đô thị Ninh Bình và định hướng phát triển các đô thị trên địa bàn tỉnh theo quy hoạch ngành, lĩnh vực, đặc biệt quy hoạch giao thông, quy hoạch xây dựng, quy hoạch sử dụng đất… đảm bảo phù hợp với yêu cầu thực tiễn, đồng bộ, liên kết, khả thi làm cơ sở để quản lý và thu hút các dự án đầu tư.

Ninh Bình cũng đang từng bước hoàn thiện việc quy hoạch, xây dựng, phát triển các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn làm cơ sở để thu hút các nguồn lực đầu tư trong và ngoài nước. Đến nay, trên địa bàn tỉnh Ninh Bình đã quy hoạch 7 khu công nghiệp ; thành lập, mở rộng 17 cụm công nghiệp với tổng diện tích 602,81 ha. Trong đó, có 5 khu công nghiệp đã đi vào hoạt động thu hút được 117 dự án, tỷ lệ lấp đầy đạt trên 90%; 10 cụm công nghiệp đã thu hút 182 dự án đầu tư, trong đó có 87 dự án của doanh nghiệp và 95 dự án do các hộ sản xuất, tổng diện tích đã cho thuê 255 ha với tổng số vốn đăng ký đầu tư 13.642,7 tỷ đồng.

Bên cạnh sự đầu tư đồng bộ về các điều kiện cơ sở hạ tầng, Ninh Bình cũng tăng cường liên kết vùng, gắn phát triển kinh tế với giải quyết các vấn đề xã hội và bảo vệ môi trường với các tỉnh, thành phố trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc và các tỉnh đồng bằng sông Hồng, để huy động tối đa nguồn lực đầu tư.

Xem thêm
Tính toán 'thị trường đường xa' cho cà phê Việt

Trong khi tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu cà phê, ngành cà phê Việt Nam đang có những toan tính về thị trường sau khi thuế đối ứng được Hoa Kỳ áp dụng.

Dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi): Kết nối công-tư giải cơn khát lao động

Dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) góp phần kết nối công - tư để giải cơn khát lao động trước tình trạng thiếu lao động chất lượng và bất cập nơi thừa, chỗ thiếu.

GrowMax được vinh danh vì những đóng góp xuất sắc cho KHCN Việt Nam

Trong lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao, GrowMax được vinh danh nhờ các sản phẩm thức ăn chức năng Specific TPD và quy trình nuôi tôm tuần hoàn nước - an toàn sinh học.

Thao túng tài sản mã hóa có thể bị phạt tới 2 tỷ đồng

Lần đầu tiên, Bộ Tài chính đề xuất đưa đối tượng này vào diện xử phạt hành chính, nhằm kiểm soát rủi ro và tạo nền tảng pháp lý cho thị trường đang thí điểm.

5 dự án trọng điểm của TP.HCM sẽ hoàn thành trong năm 2025

Đó là Nhà ga T3 Tân Sơn Nhất, đường nối Trần Quốc Hoàn - Cộng Hòa, 2 nút giao An Phú, Mỹ Thủy và QL50 mở rộng, tổng mức đầu tư 24.300 tỷ đồng.

Đề xuất thuế TTĐB nước giải khát có đường: Cần đánh giá tác động đa chiều

Việc đưa nước giải khát có đường vào diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt tạo ra tranh luận về mục tiêu bảo vệ sức khỏe cộng đồng và ảnh hưởng kinh tế, xã hội.

Bình luận mới nhất