| Hotline: 0983.970.780

Những ‘lực cản’ với giống cây ăn trái có bản quyền

Thứ Năm 07/07/2022 , 14:02 (GMT+7)

Rất ít giống cây ăn trái có bản quyền được chuyển nhượng trong những năm qua, dù đây là một trong những cây trồng chủ lực. Vì sao có thực trạng này?

Nghiên cứu, lai tạo ra một giống cây ăn trái phải mất khoảng 15 năm. Ảnh: Minh Sáng.

Nghiên cứu, lai tạo ra một giống cây ăn trái phải mất khoảng 15 năm. Ảnh: Minh Sáng.

Theo PGS.TS Nguyễn Minh Châu, nguyên Viện trưởng Viện Cây ăn quả Miền Nam, có nhiều nguyên nhân dẫn tới việc rất ít giống cây ăn trái có bản quyền được chuyển nhượng trong thời gian qua.

Trước hết, thời gian để lai tạo ra được một giống cây ăn trái rất dài. Một chu kỳ lai của một giống cây ăn trái bắt buộc phải trên dưới 15 năm. Nhiều khi mất thời gian lâu như vậy mà chưa thể có được cây giống như ý muốn. Trên thế giới, đã có  những nhà khoa học mất cả đời nghiên cứu với mục tiêu tạo ra một giống cây ăn trái mới, nhưng không bao giờ làm ra được.

Nghiên cứu, chọn tạo giống cây ăn trái cần một thời gian dài, nhưng để ra được một giống mới có chất lượng cao hơn những giống hiện có, không phải là chuyện dễ dàng. Như giống xoài Cát Lộc mà Viện Cây ăn quả Miền Nam vừa ký nhượng quyền sản xuất, kinh doanh cho Tập đoàn Lộc Trời, chỉ có vỏ dầy hơn nên giúp vận chuyển được xa hơn, còn nói về độ ngon thì khó mà hơn xoài cát Hòa Lộc.

Ông Châu khẳng định, lai tạo ra một giống mới ngon hơn so với giống thiên nhiên ban tặng là rất khó. Đây không chỉ là chuyện của Việt Nam mà cả thế giới. Chẳng hạn, ở Thái Lan, đến nay, giống sầu riêng ngon nhất vẫn là sầu riêng Monthong, là một giống “trời cho”.

Trong nhiều năm qua, các nhà khoa học Thái Lan đã lai tạo ra những giống sầu riêng mới, nhưng không có giống nào ngon hơn Monthong. Ở Việt Nam, cho đến nay vẫn chưa có giống xoài nào hơn được xoài cát Hòa Lộc về chất lượng.

Một lý do nữa là kinh phí hay để tài cấp cho việc lai tạo giống không đủ, trong khi còn quá nhiều vấn đề phải giải quyết như kỹ thuật trồng, kỹ thuật chăm sóc, kỹ thuật thu hoạch, kỹ thuật đóng gói ... Vì vậy kinh phí không đủ để các nhà khoa học về lai tạo ra được một giống mới.

Ngoài việc cấp kinh phí không đủ, thời gian cấp kinh phí cũng chưa hơp lý. Hiện nay, thông thường, một đề tài nhà nước cấp kinh phí chỉ có thời gian khoảng 3-5 năm, trong khi một chu kỳ tạo giống cây ăn trái là 15 năm. Cấp kinh phí 5 năm sẽ khiến cho các nhà khoa học rất khó làm, vì chưa được phân nửa thời gian tạo giống đã hết thời gian thực hiện đề tài mà chưa chắc đã được cấp kinh phí tiếp.

Luật Sở hữu trí tuệ chưa được thực thi một cách chặt chẽ cũng là nguyên nhân quan trọng khiến cho việc chuyển nhượng bản quyền giống giữa các viện với doanh nghiệp còn khá ít. Một nguyên nhân nữa là các nhà khoa học chưa quan tâm nhiều tới việc đẩy mạnh thông tin, quảng bá khi đã có những giống tốt. Chẳng hạn, hiện đã có một giống thanh long ruột trắng đỏ kháng được bệnh đốm nâu nhưng không ai mua vì ít có thông tin về giống này. Hay ở Đông Nam bộ có giống sầu riêng kháng được bệnh xì mủ rất tốt, nhưng cũng không được nhiều người biết tới.

Xem thêm
Bình Phước chú trọng phát triển chăn nuôi theo chuỗi giá trị

Sáng 19/4, đoàn công tác Bộ Nông nghiệp và Môi trường do Thứ trưởng Phùng Đức Tiến làm trưởng đoàn có buổi làm việc tại tỉnh Bình Phước.

Hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó và 50% bệnh viêm da nổi cục

QUẢNG BÌNH Trong 2025, huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) tiếp tục bố trí nguồn kinh phí hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó, 50% vacxin viêm da nổi cục và tụ huyết trùng trâu, bò.

'Quy tắc vàng' giúp nông dân trồng rau ít sâu bệnh, an toàn

LÀO CAI Nông dân vùng cao ở Lào Cai ngày càng tuân thủ nghiêm những 'nguyên tắc vàng' để sản xuất rau an toàn, giảm nguy cơ tiếp xúc hóa chất, bảo vệ môi trường.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

Lúa khỏe, người khỏe, chi phí giảm nhờ drone

Nông dân ngày nay có thể kiểm soát dịch hại từ xa bằng drone, vừa giảm công lao động, tăng hiệu quả, hạn chế rủi ro về sức khỏe và ô nhiễm môi trường.

Nửa tấn cá thả xuống sông Cầu Phủ tái tạo nguồn lợi thủy sản

Hà Tĩnh Các loài cá truyền thống như trắm, trôi, mè, chép, cá lóc, cá trê… vừa được thả xuống sông Cầu Phủ nhằm tái tạo nguồn lợi thủy sản.

Uông Bí tăng cường quản lý, bảo vệ rừng, phát triển lâm nghiệp bền vững

QUẢNG NINH Năm 2025, TP Uông Bí đặt mục tiêu trồng mới 2.000 ha rừng, trong đó 101 ha là rừng cây gỗ lớn, bản địa.