| Hotline: 0983.970.780

Nhân giống chè shan cổ thụ

Thứ Hai 19/05/2025 , 06:08 (GMT+7)

Việc thu hái những hạt chè shan cổ thụ hàng trăm năm tuổi để nhân ra những cây giống thuần chủng giúp mở rộng vùng chè đặc sản, phát triển kinh tế địa phương.

Những cây chè shan cổ thụ đầu dòng được chọn để gây giống. Ảnh: H.Đ.

Những cây chè shan cổ thụ đầu dòng được chọn để gây giống. Ảnh: H.Đ.

Lấy hạt chè shan cổ thụ làm giống

Chè shan là cây thân gỗ, lá cây to bản, dài và có nhiều răng cưa. Các búp của loại chè này còn được phủ lớp tuyết trắng tự nhiên. Theo ông Sí Trung Kiên, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Bát Xát (Lào Cai), chè shan chiếm khoảng 15% tổng diện tích chè của cả nước, phân bố ở độ cao từ 600m trở lên, tập trung ở các tỉnh Lào Cai, Hà Giang, Yên Bái... 

Cây chè shan có sức sống khỏe, tuổi thọ rất cao. Hiện nay có những cá thể chè shan cổ thụ hàng trăm năm tuổi vẫn cho thu hái búp để chế biến chè chất lượng cao. Tại Lào Cai, cây trồng này còn gắn với giá trị văn hóa, đời sống của đồng bào thiểu số ở vùng cao.

So với những loại chè khác, chè shan có giá cao hơn hẳn, trung bình khoảng 350 nghìn đồng/kg khô. Theo các chuyên gia, nếu nguồn nguyên liệu chè shan tự nhiên nếu được chế biến đúng cách có thể tạo ra sản phẩm chè đặc biệt, nhân giá trị lên hàng chục lần, giá vài triệu đồng một kilogram. 

Tuy nhiên, do biến đổi khí hậu, những cây chè shan đang suy giảm vì vậy cấp thiết đặt ra việc tuyển chọn cây trội để nhân giống. Qua đó, bảo tồn được giống chè quý, mở rộng vùng trồng, phát triển kinh tế cho bà con thiểu số. 

“Chè shan cổ thụ sinh trưởng trong điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, được chọn lọc tự nhiên hàng trăm năm nên có khả năng chống chịu sâu bệnh tốt, thích nghi cao với môi trường. Trong khi, cây trội còn cho năng suất cao, búp to, hương thơm, hàm lượng polyphenol và catechin cao, giúp tạo ra sản phẩm chè chất lượng và giá trị thương mại cao…”, ông Sí Trung Kiên nhấn mạnh.

Sau khi tuyển chọn cây trội, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Bát Xát ký hợp đồng với người dân có chè shan cổ thụ để bảo vệ, chăm sóc và thu quả, từ tháng 10 năm nay. Hợp đồng sẽ kéo dài 10 năm, mỗi hộ được hưởng khoảng 1 triệu đồng/cây/năm.

Các cây "tuyển" được chăm sóc định kỳ, lần 1 vào tháng 3-4 và lần 2 thực hiện vào tháng 8-9. Trong đó, phát dọn thực bì và làm cỏ kết hợp bón phân 1 lần vào lần chăm sóc thứ nhất; lần chăm sóc thứ 2 tỉa bớt những cành già cỗi... Các cây chè này là cây bản địa, chủ yếu trồng trong rừng sản xuất của người dân, từ 60 - 90 năm tuổi. 

Cán bộ Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Bát Xát ghi chép đặc điểm về cây chè shan cổ thụ ở Y Tý. Ảnh: H.Đ.

Cán bộ Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Bát Xát ghi chép đặc điểm về cây chè shan cổ thụ ở Y Tý. Ảnh: H.Đ.

Trăm cây chọn một 

Tại Lào Cai, hiện có hơn 6.500 ha chè với hơn 8.000 hộ tham gia trồng. Và hàng năm, người dân thu về khoảng 250 tỷ đồng từ thu hái chè búp tươi. Đáng lưu ý, trong số diện tích chè nói trên thì có trên 3.000 ha là chè shan. Trong đó, những cây cổ thụ phân bố chủ yếu ở các huyện vùng cao Bát Xát, Mường Khương, Bắc Hà, Văn Bàn… 

Tuy nhiên, việc chuyển đổi thâm canh chè chưa được người dân chú trọng, chưa xác định rõ chè là cây kinh tế mũi nhọn, cây xoá đói giảm nghèo, cây làm giàu để có kế hoạch cụ thể phát triển; diện tích trồng còn phân tán; đầu tư cơ sở chế biến chưa đồng bộ…

Theo ông Sí Trung Kiên, việc nghiên cứu, đánh giá các đặc điểm nông sinh học của các giống chè shan cổ thụ tại huyện Bát Xát để tuyển chọn được cây chè shan cổ thụ nổi trội giúp phát triển vùng chè bền vững, tạo việc làm, thu nhập cho người dân. Cây chè shan cổ thụ còn có tác dụng phòng hộ, và là cây trồng một lần thu hái cả đời.

Huyện Bát Xát có nhiều cây chè shan cổ thụ, phân bổ chủ yếu ở 6 xã: A Mú Sung, Dền Sáng, Dền Thàng, Y Tý, Sàng Ma Sáo, Cốc Mỳ.

Cán bộ Chi cục Kiểm lâm Lào Cai tham gia đánh giá chè shan cổ thụ. Ảnh: H.Đ.

Cán bộ Chi cục Kiểm lâm Lào Cai tham gia đánh giá chè shan cổ thụ. Ảnh: H.Đ.

Qua điều tra đánh giá hiện trạng của các vùng chè shan cổ thụ, từ hàng nghìn cây ban đầu, dựa vào tiêu chuẩn, tuyển lựa 103 cây và chỉ có 80 cây chè shan cổ thụ được chọn là cây đầu dòng. 100% các cây chọn lọc có hoa và quả. Số lượng bình quân hạt giống mỗi năm thu được là khoảng 130kg và 55 nghìn hom giống. 

“Chúng tôi sử dụng phương pháp chọn lọc cá thể để chọn ra các cây có hình thái phản ánh khả năng cho năng suất cao, chất lượng tốt, sinh trưởng khỏe... trong quần thể vùng chè shan cổ thụ tại huyện Bát Xát. Sau đó, tiến hành chăm sóc để nhân giống. Chi cục Kiểm lâm tỉnh Lào Cai cũng đã công nhận 80 cây chè này là nguồn giống cây trồng lâm nghiệp”, ông Sí Trung Kiên cho hay.

Trong số 80 cây được tuyển, 15 cây chè shan cổ thụ ở Y Tý có năng suất cao nhất, sinh trưởng phát triển tốt nhất. Ngoài ra, xã A Mú Sung có số cây được tuyển lựa nhiều nhất (60 cây) và 5 cây còn lại ở xã Dền Sáng. Các cây đều được đánh số thứ tự và mã số. 

Xem thêm
Bí quyết nuôi chồn sinh sản không bị cận huyết

CÀ MAU Ông Lê Hoàng Trung ở Cà Mau nuôi chồn sinh sản, bán giống 8 triệu đồng/cặp, chồn thịt 1,3 - 1,4 triệu đồng/kg, thu nhập ổn định, vươn lên làm giàu.

Xây dựng vùng an toàn dịch bệnh với khu vực chăn nuôi nhỏ lẻ

QUẢNG NINH Quảng Ninh đang từng bước xây dựng vùng an toàn dịch bệnh với khu vực chăn nuôi nông hộ, nhỏ lẻ, coi đây là nhiệm vụ quan trọng để phát triên bền vững.

Hiến kế phát triển bền vững cây ăn quả Sơn La

Sau 10 năm đưa cây ăn quả lên dất dốc, Sơn La đã chuyển mình ấn tượng, vươn lên thành vùng cây ăn quả lớn nhất miền Bắc.

Hợp tác nghiên cứu và chuyển giao công nghệ canh tác sầu riêng

ĐẮK LẮK Chiều 12/5, Viện Khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên và Hiệp hội sầu riêng Đắk Lắk ký hợp tác nghiên cứu, chuyển giao công nghệ trong canh tác sầu riêng.

Tối ưu vận hành liên hồ chứa bằng công nghệ và dữ liệu

Khi tài nguyên nước trở nên khan hiếm và biến động khó lường, ngành thủy lợi chủ động tái cấu trúc cách thức quản lý dựa trên nền tảng công nghệ và dữ liệu.

Đồng Tháp tập huấn về AI cho cán bộ và người dân

Đồng Tháp tổ chức tập huấn AI nhằm nâng cao nhận thức chuyển đổi số cho cán bộ, công chức, viên chức và người dân trên địa bàn tỉnh.

Thu 'lợi kép' nhờ nuôi cá lồng kết hợp với du lịch trải nghiệm

Kết hợp nuôi cá lồng với du lịch trải nghiệm giúp các cơ sở tại hồ Hòa Bình thuận lợi tiêu thụ sản phẩm, đồng thời có thêm nguồn thu từ dịch vụ đi kèm.