| Hotline: 0983.970.780

Nhà máy ươm tơ hoạt động, ngành dâu tằm Yên Bái thời cơ xán lạn

Chủ Nhật 26/03/2023 , 18:18 (GMT+7)

Nhà máy ươm tơ của Công ty Cổ phần Dâu tằm tơ Yên Bái vừa đi vào hoạt động sẽ tạo đột phá mạnh mẽ cho nghề dâu tằm tơ của tỉnh Yên Bái.

Bà Triệu Thị Bích Liệu, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Trấn Yên tham quan dây chuyền ươm tơ tại Công ty Cổ phần Dâu tơ tằm Yên Bái. Ảnh: Diệu Thúy.

Bà Triệu Thị Bích Liệu, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Trấn Yên tham quan dây chuyền ươm tơ tại Công ty Cổ phần Dâu tơ tằm Yên Bái. Ảnh: Diệu Thúy.

Cơ hội đột phá cho ngành dâu tằm tơ Yên Bái

Nhà máy ươm tơ tự động được xây dựng trên diện tích 2ha tại xã Báo Đáp, huyện Trấn Yên với tổng số vốn đầu tư 49 tỉ đồng. Nhà máy do Công ty Cổ phần Dâu tằm tơ Yên Bái quản lý và đưa vào hoạt động từ tháng 12 năm 2022 với công suất 150 tấn tơ tằm/năm.

Ông Vũ Xuân Trường, Giám đốc Công ty Cổ phần Dâu tằm Yên Bái cho biết: Với quy mô thiết kế sản xuất, Công ty có thể thu mua toàn bộ số lượng kén của các hộ nuôi tằm trên địa bàn huyện Trấn Yên thông qua việc ký hợp đồng thu mua kén tằm của các hợp tác xã (HTX) và thương lái theo giá thu mua ổn định.

Công ty cũng là đơn vị kết nối, giới thiệu các đơn vị cung ứng trứng tằm giống, vật tư nuôi tằm cho các HTX, hộ nuôi tằm trên địa bàn huyện, hướng dẫn kỹ thuật cho người nuôi tằm để nâng cao chất lượng kén.

Với công suất 150 tấn tơ/năm, tương đương với 1.100 tấn kén tằm, nhà máy đảm bảo bao tiêu sản phẩm cho toàn bộ số lượng kén tằm của huyện Trấn Yên và các huyện trong địa bàn tỉnh Yên Bái. Ngoài ra, Công ty còn đào tạo và giải quyết việc làm cho 80 lao động của địa phương có việc làm với mức thu nhập ổn định.

Những sản phẩm tơ tằm đầu tiên trong quá trình vận hành thử của nhà máy. Ảnh: Diệu Thúy.

Những sản phẩm tơ tằm đầu tiên trong quá trình vận hành thử của nhà máy. Ảnh: Diệu Thúy.

Để đảm bảo ổn định hoạt động sản xuất của nhà máy từ vụ tằm hè thu 2022, Công ty đã tiến hành thu mua 15 tấn kén với giá bình quân 170.000 – 180.000 đồng/kg, có thời điểm kén loại 1 được thu mua lên tới 210.000 đồng/kg. Điều này đã giúp người dân yên tâm sản xuất, đầu tư mở rộng diện tích trồng dâu nuôi tằm.

Theo ông Vũ Xuân Trường, sau khi chế biến, toàn bộ sản phẩm tơ tằm của Công ty được xuất khẩu sang thì trường Ấn Độ, Nhật Bản và các nước khối EU.

Năm 2023, năm đột phá cho nghề dâu tằm Yên Bái

Cây dâu, con tằm đã gắn liền với nông dân Trấn Yên từ nhiều năm nay. Từng là loài cây trồng thử nghiệm, đến nay, cây dâu đã bén duyên với người dân huyện Trấn Yên hơn 20 năm. Cây dâu, con tằm đã giúp nhiều hộ gia đình trên địa bàn huyện vươn lên làm giàu.

Bà Triệu Thị Bích Liệu, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Trấn Yên cho biết: Trấn Yên là vùng trồng dâu lớn nhất của tỉnh Yên Bái với trên 800ha đang cho thu hái lá. Năm 2022, huyện trồng mới được trên 80ha dâu non, phấn đấu đến năm 2025 diện tích dâu toàn huyện đạt trên 1.200ha. Năm 2022, sản lượng kén cả năm đạt khoảng 1.300 tấn, thu về hơn 10 tỉ đồng.

Người dân trồng dâu nuôi tằm trên địa bàn huyện Trấn Yên đang đứng trước cơ hội lớn với nghề truyền thống. Ảnh: Tuấn Anh.

Người dân trồng dâu nuôi tằm trên địa bàn huyện Trấn Yên đang đứng trước cơ hội lớn với nghề truyền thống. Ảnh: Tuấn Anh.

Năm 2023 hứa hẹn sẽ là năm đột phá của dâu tằm huyện Trấn Yên khi Công ty Cổ phần Dâu tằm Yên Bái đi vào hoạt động. Với công suất 150 tấn tơ/năm, toàn bộ lượng kén tằm của nhân dân trong huyện sẽ được Công ty tiêu thụ. Với giá thu mua cao, ổn định, người dân không còn phải lo thương lái ép giá và yên tâm đầu tư sản xuất.

Ông Nguyên Minh Đức, Giám đốc HTX Dâu tơ tằm Y Can (huyện Trấn Yên) chia sẻ: Công ty Cổ phần Dâu tằm Yên Bái đi vào hoạt động là động lực để bà con nông dân tiếp tục mở rộng vùng trồng dâu, cũng như đầu tư hơn để tăng năng suất lá dâu hiện có, tăng sản lượng, chất lượng kén. Nhà máy tơ tằm đi vào hoạt động đã giải quyết được vấn đề mong mỏi nhất của bà con bấy lâu nay, đó là sản phẩm kén sản xuất ra được thu mua hết, giá thu mua ổn định.

Bà Trần Thu Trang ở thôn Thắng Lợi, xã Y Can cho hay: "Gia đình tôi trồng dâu nuôi tằm từ năm 2013 đến nay. Từ khi nghe tin nhà máy tơ tằm của Công ty Cổ phần Dâu tăm Yên Bái đi vào hoạt động và thu mua toàn bộ kén của người dân trên địa bàn huyện, ai nấy đều phấn khởi. Chất lượng con giống được đảm bảo, năng suất kén tằm cao...".

Việc nhà máy ươm tơ đi vào hoạt động sẽ giúp nông dân Yên Bái không còn lo cảnh đầu ra cho sản phẩm. Ảnh: Tuấn Anh. 

Việc nhà máy ươm tơ đi vào hoạt động sẽ giúp nông dân Yên Bái không còn lo cảnh đầu ra cho sản phẩm. Ảnh: Tuấn Anh. 

Với khoảng 0,3ha đất trồng dâu nuôi tằm, năm 2022, gia đình bà Trang thu được khoảng 8 tạ kém tằm, thu về khoảng 100 triệu đồng. Năm 2023, nhà máy tơ tằm đi vào hoạt động với giá thu mua kén cao, ổn định nên gia đình bà đã chủ động thuê thêm đất để mở rộng đầu tư trồng dâu nuôi tằm. Hiện tại gia đình bà Trang đã có khoảng 0,8ha cây dâu đang cho thu hái lá. Với diện tích hiện tại, khi vào vụ, những ngày tằm ăn rỗi gia đình bà phải thuê thêm người mới đảm bảo lá cho tằm ăn.

Đến nay, trên địa bàn huyện Trấn Yên có hơn 1.500 hộ tham gia nuôi tằm, chủ yếu ở các xã Quy Mông, Việt Thành, Y Can, Báo Đáp… Huyện đã thành lập được 13 HTX dâu tằm và 22 nhà nuôi tằm con. Nhà máy tơ tằm tại xã Báo Đáp đi vào hoạt động sản xuất khẳng định chuỗi phát triển bền vững cho nghề trồng dâu nuôi tằm của huyện Trấn Yên nói chung và tỉnh Yên Bái nói riêng. Cây dâu tằm ngày càng khẳng định vị trí của mình trong phát triển kinh tế xã hội, là cây trồng chủ lực trong sản xuất nông nghiệp của huyện Trấn Yên.

Xem thêm
Kiến nghị Bộ Tài chính thống nhất cách tính thuế VAT với thức ăn chăn nuôi

Các hội và hiệp hội vừa có văn bản gửi Bộ Tài chính, đề nghị áp dụng thống nhất quy định về thuế giá trị gia tăng đối với sản phẩm thức ăn chăn nuôi.

Bị xử phạt 5,5 triệu đồng do vứt xác lợn chết ra môi trường

TUYÊN QUANG Từ 19 đến 22/7, tỉnh Tuyên Quang buộc phải tiêu hủy 5.481 con lợn mắc dịch tả lợn Châu Phi tại 376 hộ thuộc 114 thôn, 22 xã, với tổng trọng lượng hơn 304 tấn.

Nhà máy đường An Khê mở rộng thêm 2.000 hecta mía nguyên liệu mỗi vụ

GIA LAI Theo kế hoạch, mỗi vụ sản xuất Nhà máy đường An Khê sẽ mở rộng diện tích vùng nguyên liệu mía thêm 2.000 hecta.

Thiếu dữ liệu, nông hộ cà phê khó đáp ứng quy định EUDR

Hơn 600.000 nông hộ cà phê Việt Nam đối mặt thách thức lớn khi EU siết yêu cầu truy xuất và chống mất rừng từ cuối năm 2025.

Tiết kiệm hơn 30% chi phí phân bón nhờ phương pháp dúi phân

SƠN LA Phương pháp bón dúi phân kết hợp kỹ thuật cấy hàng rộng - hàng hẹp giúp giảm thất thoát, giảm số lần bón phân, chi phí phân bón giảm khoảng 30%, hạn chế sâu bệnh.

Chứng nhận MarinTrust: Cánh cửa giúp bột cá Việt vượt rào cản IUU

TP.HCM Sáng 24/7, Chi hội Bột cá, dầu cá Bà Rịa - Vũng Tàu và Phân viện Nghiên cứu Hải sản phía Nam tổ chức tập huấn chứng nhận MarinTrust và thực hành IUU.

Trồng rừng bền vững, gặt lợi đa tầng

Vĩnh Long Với người dân, rừng không chỉ là 'lá chắn' gió biển, mà còn là sinh kế thiết thân của những phận đời miệt biển.

Bình luận mới nhất