| Hotline: 0983.970.780

Nguy cơ bùng phát dịch tả lợn Châu Phi

Thứ Ba 09/11/2021 , 01:17 (GMT+7)

Tại Quảng Bình, đến ngày 8/11 vẫn còn 5 xã/3 huyện, thị xã có dịch tả lợn Châu Phi chưa qua 21 ngày. Nguy cơ dịch bùng phát vẫn rất cao.

Ngày 8/11, thông tin từ Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Quảng Bình cho biết, đến thời điểm hiện tại, dịch tả lợn Châu Phi (DTLCP) đã xảy ra ở 246 hộ/83 thôn tại 41 xã/8 huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh, làm 2.082 con lợn chết, tiêu hủy với tổng trọng lượng là 121.471 kg.

Cơ quan chuyên môn thú y lấy mẫu kiểm tra bệnh phẩm lợn chết do DTLCP. Ảnh: NTH.

Cơ quan chuyên môn thú y lấy mẫu kiểm tra bệnh phẩm lợn chết do DTLCP. Ảnh: NTH.

Trong đó, có 36/41 xã đã qua 21 ngày có bệnh DTLCP; còn 5 xã/3 huyện, thị xã chưa qua 21 ngày gồm xã Quảng Minh (thị xã Ba Đồn ), các xã Liên Trường, Cảnh Hóa, Quảng Xuân (huyện Quảng Trạch) và xã Trường Xuân (huyện Quảng Ninh).

Theo đánh giá, nguy cơ DTLCP tiếp tục tái dịch bùng phát tại các địa phương tại Quảng Bình là rất lớn. Nguyên nhân do mầm bệnh còn tồn tại trong môi trường, chăn nuôi nhỏ lẻ không bảo đảm an toàn dịch bệnh, chưa có vacxin và thuốc điều trị đặc hiệu. Bên cạnh đó, thời tiết chuyển mùa làm giảm sức đề kháng của vật nuôi, trong khi giá đầu ra giảm mạnh khiến cho người dân không mạnh dạn đầu tư, thiếu chăm sóc, nuôi dưỡng.

Ông Trần Công Tám, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Quảng Bình cho biết, để ngăn chặn, hạn chế DTLCP lây lan ra diện rộng và tái bùng phát dịch trở lại, thời gian tới, đơn vị khuyến cáo các địa phương, người chăn nuôi không được chủ quan, lơ là; cần tiếp tục tập trung nguồn lực, khẩn trương triển khai các biện pháp phòng dịch theo các chỉ đạo của tỉnh và hướng dẫn của ngành chuyên môn.

Người chăn nuôi cần siết chặt các biện pháp phòng dịch trong thời gian tới. Ảnh: TNH.

Người chăn nuôi cần siết chặt các biện pháp phòng dịch trong thời gian tới. Ảnh: TNH.

Tăng cường công tác tuyên truyền cho người dân tự giác thực hiện các giải pháp phòng, chống và khống chế dịch; khoanh vùng phun hóa chất làm vệ sinh môi trường; phối hợp với chính quyền các địa phương tập trung giám sát việc kinh doanh, buôn bán, vận chuyển gia súc…

Đối với các địa phương chưa xảy ra dịch bệnh, cần tăng cường tuyên truyền sâu rộng trong cộng đồng dân cư về tính chất nguy hiểm, dấu hiệu nhận biết và các biện pháp phòng, chống bệnh DTLCP; hướng dẫn người dân tăng đàn, tái đàn lợn bảo đảm an toàn sinh học và an toàn dịch bệnh.

Xem thêm
Hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó và 50% bệnh viêm da nổi cục

QUẢNG BÌNH Trong 2025, huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) tiếp tục bố trí nguồn kinh phí hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó, 50% vacxin viêm da nổi cục và tụ huyết trùng trâu, bò.

'Quy tắc vàng' giúp nông dân trồng rau ít sâu bệnh, an toàn

LÀO CAI Nông dân vùng cao ở Lào Cai ngày càng tuân thủ nghiêm những 'nguyên tắc vàng' để sản xuất rau an toàn, giảm nguy cơ tiếp xúc hóa chất, bảo vệ môi trường.

Tổ khuyến nông cộng đồng 'gần dân, sát ruộng, am hiểu thực tiễn'

TRÀ VINH Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, khuyến nông cộng đồng, hợp tác xã là lực lượng nòng cốt trong triển khai Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

Lúa khỏe, người khỏe, chi phí giảm nhờ drone

Nông dân ngày nay có thể kiểm soát dịch hại từ xa bằng drone, vừa giảm công lao động, tăng hiệu quả, hạn chế rủi ro về sức khỏe và ô nhiễm môi trường.

Thả hơn 40.000 con cá giống tái tạo nguồn lợi thủy sản

BẮC NINH Hoạt động thả hơn 40.000 con cá giống của tỉnh Bắc Ninh góp phần phục hồi hệ sinh thái nước ngọt và nâng cao ý thức bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

Uông Bí tăng cường quản lý, bảo vệ rừng, phát triển lâm nghiệp bền vững

QUẢNG NINH Năm 2025, TP Uông Bí đặt mục tiêu trồng mới 2.000 ha rừng, trong đó 101 ha là rừng cây gỗ lớn, bản địa.