| Hotline: 0983.970.780

Người trồng bưởi da xanh đầu tiên trên cao nguyên, thu hơn 1 tỷ đồng/năm

Thứ Sáu 22/09/2017 , 07:15 (GMT+7)

Là người tiên phong trong lĩnh vực trồng cây ăn quả, năm 2012 vợ chồng ông Nguyễn Văn Nhàn và bà Nguyễn Thị Thái Hà, ở tổ dân phố 8, thị trấn Quảng Phú, huyện Cư Mgar, Đắk Lắk mạnh dạn phá bỏ hơn 1 ha cà phê để trồng 700 gốc bưởi da xanh nổi tiếng ở miền Tây. Và...

11-10-10_vuon_buoi_nh_ong_nhn_b_h_cho_tri_qunh_nm
Vườn bưởi nhà ông Nhàn, bà Hà cho trái quanh năm.

Ba năm sau, vườn bưởi bắt đầu cho quả ngọt không kém xứ miệt vườn, mỗi năm thu nhập hơn tỷ đồng/ha.

Vợ chồng ông Nhàn, bà Hà vốn làm nghề buôn bán nông sản nhưng rất đam mê nông nghiệp. Bao nhiêu lời lãi trong kinh doanh, ông bà đều dồn vào mua đất. Cả những vùng đất xấu, ông cũng không ngại đầu tư thời gian, công sức cải tạo, biến đất cằn cỗi trở nên màu mỡ. Sau nhiều năm kiên trì tích góp, đến nay gia đình ông Nhàn đã sở hữu 20ha đất, đủ để ông thỏa sức thực hiện mơ ước làm “nông dân chính hiệu”.

Năm 1990, khi có đất trong tay, gia đình ông, bà cũng như nhiều nông dân khác trong vùng chọn cây cà phê để khởi nghiệp. Một thời gian sau, thấy người dân đua nhau mở rộng diện tích cà phê nên chuyển hướng sang trồng hồ tiêu. Nhờ siêng năng, chịu khó chăm sóc, vườn cà phê 10 ha và 3 ha tiêu phát triển tươi tốt quanh năm cho thu nhập ổn định vài trăm triệu đồng/vụ. Tuy nhiên điều đó vẫn chưa làm ông, bà thỏa lòng bởi số tiền đầu tư cho hai loại cây công nghiệp này tương đối lớn, trong khi giá cả liên tục biến động nên quyết định chọn cây ăn quả làm hướng đi riêng.

Năm 2007, nhà ông, bà trồng thêm 2 ha sầu riêng và xen thêm hàng trăm cây vào vườn cà phê. Thời điểm đó, sầu riêng còn khan hiếm, bán được giá cao cho thu nhập bình quân 200 triệu đồng/ha. Ông bà tiếp tục lấn sân sang trồng bơ và mít Thái (mít “siêu sớm”) vừa để đa dạng cây trồng vừa so sánh hiệu quả kinh tế giữa các các cây trồng với nhau.

Liên tiếp gặt hái nhiều thành công trong lĩnh vực cây ăn quả, năm 2012, ông Nhàn mạnh dạn thử sức với cây bưởi - loại quả biểu tượng cho sự may mắn, tài lộc đang có sức hút trên thị trường. Ông khăn gói xuống miền Tây – thủ phủ bưởi da xanh có tiếng từ xưa để mua 700 gốc về trồng thử nghiệm.

Thấy ông chặt bỏ cà phê để trồng loại cây vốn chỉ ưa tiết trời dịu mát, ôn hòa ở miền Tây Nam bộ, nhiều người nóng mặt can ngăn. Nhưng bằng kinh nghiệm và ý chí của người con đất võ Bình Định, gia đình ông Nhàn – bà Hà quyết tâm làm cho bằng được mới thôi. Đầu tiên, là cải tạo đất cho tơi xốp, trồng một lớp cỏ dại dưới gốc bưởi tránh xói mòn, lắp hệ thống tưới tiết kiệm cung cấp nước quanh năm… để đảm bảo mọi điều kiện tốt nhất cho cây bưởi sinh trưởng, phát triển tốt. Với cách làm khoa học trên, ba năm sau vườn bưởi bắt đầu ra hoa, đậu quả. Vỏ bưởi màu xanh, ruột hồng, không hạt, ăn rất ngon, ngọt không thua kém bưởi trồng ở miền Tây.

Cây bưởi ra trái quanh năm, trung bình mỗi cây cho 100 quả, mỗi quả nặng từ 1,2 – 3kg, giá bán tại vườn 40 nghìn đồng/kg, có thời điểm lên đến 70 nghìn đồng/kg. Dù giá cao nhưng vườn bưởi luôn trong tình trạng “cháy hàng”, vì trên địa bàn hiện nay chỉ mình nhà bà trồng. Năm 2015, vườn bưởi 1 ha cho thu nhập 1, 2 tỉ đồng, trong khi tổng doanh thu 8 ha các loại cây gồm bơ, sầu riêng, mít Thái chỉ được 3 tỉ đồng. Như vậy hiện nay, bưởi da xanh đang là loại quả siêu lợi nhuận nhất trong các loại cây ăn trái được trồng trên vùng đất cao nguyên.

Bà Hà cho biết: Để cây bưởi ra hoa, đậu quả trên vùng đất có khí hậu nắng – mưa thất thường không hề đơn giản. Người trồng phải tính toán rất kỹ từ khâu trồng, bón phân, tưới nước, ánh sáng,… đến việc che chắn gió cho cây vì đất bazan rất mềm, những lúc mưa bão rất dễ làm bật gốc cây. Hiện gia đình bà đang nghiên cứu nhân giống cây bằng phương pháp ghép cho rễ cọc bám sâu phù hợp với đất Tây Nguyên. Đồng thời đầu năm 2017 ông đã trồng 1.000 cây bưởi bởi trên thị trường hiện đang rất chuộng loại cây này.

Một quả bưởi nặng từ 1,2 – 3kg.

Xem thêm
Bình Phước chú trọng phát triển chăn nuôi theo chuỗi giá trị

Sáng 19/4, đoàn công tác Bộ Nông nghiệp và Môi trường do Thứ trưởng Phùng Đức Tiến làm trưởng đoàn có buổi làm việc tại tỉnh Bình Phước.

Hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó và 50% bệnh viêm da nổi cục

QUẢNG BÌNH Trong 2025, huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) tiếp tục bố trí nguồn kinh phí hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó, 50% vacxin viêm da nổi cục và tụ huyết trùng trâu, bò.

Tổ khuyến nông cộng đồng 'gần dân, sát ruộng, am hiểu thực tiễn'

TRÀ VINH Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, khuyến nông cộng đồng, hợp tác xã là lực lượng nòng cốt trong triển khai Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

Lúa khỏe, người khỏe, chi phí giảm nhờ drone

Nông dân ngày nay có thể kiểm soát dịch hại từ xa bằng drone, vừa giảm công lao động, tăng hiệu quả, hạn chế rủi ro về sức khỏe và ô nhiễm môi trường.

Nửa tấn cá thả xuống sông Cầu Phủ tái tạo nguồn lợi thủy sản

Hà Tĩnh Các loài cá truyền thống như trắm, trôi, mè, chép, cá lóc, cá trê… vừa được thả xuống sông Cầu Phủ nhằm tái tạo nguồn lợi thủy sản.

Uông Bí tăng cường quản lý, bảo vệ rừng, phát triển lâm nghiệp bền vững

QUẢNG NINH Năm 2025, TP Uông Bí đặt mục tiêu trồng mới 2.000 ha rừng, trong đó 101 ha là rừng cây gỗ lớn, bản địa.