Báo Nông Nghiệp
Báo Nông Nghiệp
Báo Nông Nghiệp

Thứ Tư, 7/5/2025 22:12 (GMT +7)

| Hotline: 0983.970.780

Người đầu tiên trồng thử nghiệm thành công cây dược liệu khôi nhung

Thứ Năm 13/09/2018 , 06:01 (GMT+7)

Thực hiện chủ trương chuyển đổi cây trồng, ông Lý Văn An ở xóm Cộng Hòa, xã Động Đạt, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) đã tiên phong trồng thử nghiệm thành công giống cây dược liệu khôi nhung cho hiệu quả kinh tế cao.

08-06-48_img_2802
Ông An chia sẻ kinh nghiệm SX cây khôi nhung

Gắn bó với nghề thuốc Đông y gia truyền cùng tinh thần cần cù, sáng tạo, ông An đã thay đổi tư duy SX nông nghiệp bằng cách trồng nhiều giống cây dược liệu quý như xạ đen, cà gai leo, đặc biệt là cây khôi nhung.

Ông An cho biết, từ năm 2017 dự án trồng cây khôi nhung theo tiêu chuẩn GACP - WHO đã được trồng trên địa bàn xã Động Đạt với diện tích 5ha, cho khoảng 130.000kg lá tươi/năm. Từ năm thứ hai trở đi năng suất đi vào ổn định, bà con có thể thu tỉa phần thân cây làm hom giống.

Theo ông, cây khôi nhung được trồng phần lớn trên diện tích đất nông nghiệp của địa phương như nương, bãi, dưới tán rừng và ngay tại vườn nhà. Ươm hom sau 3 tháng có thể cho ra đất trồng. Để tránh nấm mốc cần trộn tỷ lệ vôi bột hợp lý và đào sâu đất. Nếu cây có hiện tượng sâu bệnh hại thì khắc phục bằng cách phun hỗn hợp thuốc từ tỏi, gừng, ớt, hoàn toàn không sử dụng thuốc BVTV hóa học.

Sau hơn một năm trồng thử nghiệm 500 gốc, cây phát triển và cho năng suất tốt, chất lượng cao. Sản lượng lá được thu hoạch 3 lần/năm, bán từ 220 - 250 nghìn đồng/kg. Lá cây sau khi thu hoạch còn được ông chế biến thành sản phẩm thuốc chữa bệnh dạ dày, tiêu thụ với số lượng lớn và có nhiều người đặt mua.

Dù tuổi đã khá cao, ông An vẫn thường xuyên tham dự các lớp tập huấn về kỹ thuật trồng cây dược liệu do Trạm Khuyến nông huyện Phú Lương và Trung tâm Phát triển nông thôn bền vững (SDR) mở lớp.

Theo ông, sản lượng lá khôi nhung trên toàn địa bàn huyện đạt 26 tấn/ha. Sau khi bán và trừ chi phí người dân có lãi từ 250 - 300 triệu đồng/ha/năm. Dự án trồng khôi nhung còn cải tạo đất, tạo độ tơi xốp và phì nhiêu cho đất, giảm thiểu ô nhiễm môi trườn, giải quyết được việc làm, góp phần tăng thu nhập...

Ông Nguyễn Công Hoan, Chủ tịch UBND xã Động Đạt cho biết, xã rất khuyến khích bà con nhân rộng mô hình trồng cây khôi nhung để nâng cao đời sống...

Xem thêm
Nuôi cầy hương nếu chủ quan rất dễ trắng tay

Việc chăm sóc cầy hương không khó, nhưng nếu người nuôi không có niềm say mê, kiến thức, thậm chí chỉ cần lơ là, chủ quan là rất dễ trắng tay.

Hơn 50.000 người dân Bắc Ninh tham gia tổng vệ sinh môi trường

BẮC NINH Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản Bắc Ninh triển khai thành công tháng tổng vệ sinh, khử trùng, tiêu độc môi trường đợt 1/2025 trên địa bàn toàn tỉnh.

Tây Nguyên xanh lên nhờ phụ nữ làm nông bền vững

Nhờ chương trình hỗ trợ, những phụ nữ ở Tây Nguyên đang truyền cảm hứng bằng mô hình nông nghiệp hiệu quả và thân thiện với môi trường.

Sống chung với khô hạn: [Bài cuối] Liên thông hồ chứa, chuyển nước các lưu vực

Dù nguy cơ thiếu nước sản xuất luôn thường trực, song với kế hoạch tưới chi tiết từng mùa vụ cũng như điều tiết khoa học, Ninh Thuận vẫn đảm bảo nước tưới.

‘Cha đẻ’ của những giống cà phê chủ lực

Trải qua hơn 40 năm nghiên cứu, WASI đã chọn tạo ra nhiều giống cà phê chủ lực phục vụ trồng và tái canh cà phê tại các tỉnh Tây Nguyên.

Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường vùng nuôi trồng thủy sản: [Bài cuối] Chìa khóa để phát triển bền vững

Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường là yếu tố then chốt để nuôi biển phát triển bền vững trong bối cảnh ngành thủy sản nước ta đang chuyển mình mạnh mẽ.

Người dân tự nguyện bàn giao 2 cá thể gấu về với thiên nhiên

YÊN BÁI 'Khi được tuyên truyền, vận động, tôi nhận thấy cần trả lại chúng về với thiên nhiên', ông Đỗ Văn Vượng, người nuôi gấu hợp pháp tại Yên Bái chia sẻ.