| Hotline: 0983.970.780

Người chăn nuôi heo chuyển nghề

Thứ Ba 10/09/2019 , 10:01 (GMT+7)

Không thể tái đàn do dịch tả heo Châu Phi chưa chấm dứt, người chăn nuôi các tỉnh ĐBSCL đã chủ động chuyển sang nuôi các đối tượng khác, như thủy sản, gia cầm, gia súc...

Hậu Giang và Kiên Giang là 2 tỉnh bị dịch tả heo Châu Phi tấn công sớm nhất tại ĐBSCL, từ thời điểm tháng 4-5/2019. Đến nay, mặc dù một số địa phương đã qua 30 ngày không phát sinh ổ dịch mới, nhưng người chăn nuôi vẫn dè dặt, chưa dám tái đàn. Không thể ngồi chờ, nhiều hộ đã tận dụng chuồng trại bỏ không, nuôi những đối tượng khác phù hợp, nhằm bù đắp phần nào nguồn thực phẩm, như nuôi gà, vịt trên đệm lót sinh học, nuôi lươn, ba ba, cá sấu...

13-39-33_1chu_the_ti_dn_nong_dn_hu_ging_tn_dung_chuong_tri_chn_nuoi_heo_de_nuoi_luon_theo_mo_hinh_nuoi_khong_bun_2
Chưa thể tái đàn, nông dân Hậu Giang tận dụng chuồng trại chăn nuôi heo để nuôi lươn. Ảnh: Đào Chánh.

Ông Phan Văn Việt, ở xã Vĩnh Tường, huyện Vị Thủy (Hậu Giang), bị tiêu hủy 18 con heo từ 2 tháng trước. Nhận số tiền hỗ trợ trên 50 triệu đồng, ông Việt đã sửa chữa lại chuồng heo, chuyển sang nuôi ba ba, cua đinh. Nuôi đối tượng mới, ông lo nhất là phải tìm hiểu kỹ thuật và có nguồn giống chất lượng mới an tâm tái sản xuất.

Ở TX Ngã Bảy (Hậu Giang), một số hộ đã tận dụng chuồng heo nuôi lươn, vịt. Ông Hồ Văn Quắn, xã Đại Thành, vừa thả nuôi 4.000 con lươn và dự kiến sẽ tăng lên 20.000 con. Trước đó, ông đã nghiên cứu kỹ đối tượng nuôi, quy trình kỹ thuật, phòng, trị bệnh. Còn công chăm sóc và chi phí đầu tư rất nhẹ, do ông tận dụng chuồng trại bỏ trống nên không tốn tiền đầu tư mới.

Ông Quắn bị dịch tả Châu Phi “cuốn bay” mất đàn heo 143 con. “Không còn heo trong chuồng, tôi trăn trở mãi, chẳng lẽ bó gối ngồi chờ? Rồi tiền đâu mà trang trải cuộc sống? Thế là tôi quyết tâm học hỏi kỹ thuật nuôi lươn trong bể. Nếu thành công với mô hình nuôi lươn không bùn, có thể tôi sẽ nuôi lươn lâu dài”, ông Quắn tâm sự.

Dù chưa nhận được tiền hỗ trợ 47 con heo bị tiêu hủy, nhưng chị Nguyễn Ngọc Giàu, ở xã Đại Thành đã bỏ tiền làm vỉ lưới sắt trên bề mặt chuồng heo để thả 400 con vịt xiêm. Chờ có tiền hỗ trợ, chị sẽ mua thêm vịt trắng về nuôi ghép. Chị Giàu phân tích: “Trước kia nấu rượu và nuôi heo bằng hèm, giờ tôi cũng tận dụng hèm vắt khô rồi trộn chung với thức ăn viên cho vịt ăn. Dưới ao, tôi tận dụng mặt nước thả 100 kg cá trê”.

 Ông Trương Ngọc Trưng, Chi cục trưởng Chi cục Thú y Hậu Giang cho biết, đến nay dịch tả heo Châu Phi đã phủ kín các địa phương trong tỉnh, vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp. Ngay cả các địa phương đã qua 30 ngày không có ổ dịch mới, cũng không dám công bố hết dịch. Vì khi chưa có vắc xin phòng bệnh thì không ai dám đảm bảo thời gian tới dịch không tái phát.

Vì vậy, theo ông Trưng, trong bối cảnh dịch bệnh xảy ra như hiện nay, ngành nông nghiệp khuyến cáo người chăn nuôi không nên tái đàn, nhất là đối với những hộ chăn nuôi nhỏ lẻ. Còn những trang trại lớn, nếu muốn tái đàn sẽ cho cán bộ xuống kiểm tra, đủ điều kiện an toàn sinh học sẽ cho thả nuôi lại.

Đến nay, ngành nông nghiệp Hậu Giang đã chi trả cho người chăn nuôi heo bị thiệt hại do dịch tả Châu Phi đợt 1 với số tiền 9 tỷ đồng và đang triển khai đợt 2, với 24 tỷ đồng. Đồng thời, hỗ trợ nông dân xây dựng các mô hình chuyển đổi sản xuất. Theo đó, các hộ dân sẽ được hỗ trợ kỹ thuật, quy trình chăn nuôi từng đối tượng, cách xử lý chuồng trại, các biện pháp phòng bệnh…

13-39-33_2mot_so_ho_con_ci_ti_tri_nuoi_heo_thnh_nh_luoi_trong_ru_mu_v_mot_so_loi_nm_n_phu_hop_1
Một số hộ còn cải tại trại nuôi heo thành nhà lưới trồng rau màu và một số loại nấm ăn phù hợp. Ảnh: Đào Chánh.

“Hai đối tượng chính người dân có thể lựa chọn chuyển đổi là gia cầm và thủy sản. Trong đó, gà, vịt, lươn và một số loài cá, có thể tận dụng chuồng trại heo để nuôi, không tốn nhiều chi phí cải tạo lại. Ngoài ra, nếu hộ dân nào có điều kiện thì nuôi rắn, cá sấu…”, ông Trưng khuyến cáo.

Còn tại Kiên Giang, Tân Hiệp là huyện đầu tiên ghi nhận dịch tả heo Châu Phi. Từ cuối tháng 8 cho đến nay, dịch bệnh có dịu xuống, nhưng đàn heo đã giảm khá nhiều. Bà Phan Kim Loan, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Tân Hiệp cho biết, có một số xã sau 30 ngày, dịch vẫn tái hát trở lại. Vì vậy, người dân lo ngại, chưa dám tái đàn.

Hiện chỉ có 2 trạng trại nuôi khép kín của Cty C.P Việt Nam là họ dám tái đàn (quy mô hơn 1.000 con heo/trại). Còn các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, chưa dám thả nuôi và nếu có nuôi thì cũng không được hỗ trợ nếu bị dịch. Vì vậy, nhiều hộ sau khi nhận tiền hỗ trợ đã nuôi gà, vịt, lươn, cá trê hoặc nuôi dê ngay tại chuồng heo sau khi bị dịch.

Hậu Giang là tỉnh xuất hiện dịch tả heo Châu Phi sớm nhất tại ĐBSCL, vào đầu tháng 4/2019. Sau 5 tháng lây lan, dịch bệnh đã phủ kín các xã, phường, với 2.151 ổ dịch, số heo mắc bệnh buộc phải tiêu hủy là 48.598 con, chiếm 32,1% tổng đàn, với 3 triệu kg, ước thiệt hại khoảng 90 tỷ đồng.

Hiện đàn heo của tỉnh còn chưa tới 50% so với tổng đàn 151.000 con trước khi dịch xuất hiện, do bị tiêu hủy và người nuôi không dám tái dàn. Nông dân đang tích cực chuyển đổi qua đối tượng chăn nuôi khác nhằm bù đắp phần nào thực phẩm do nguồn cung thịt heo sụt giảm mạnh.

 

Xem thêm
Hơn 2 tấn cá biển chết do virus gây hoại tử thần kinh

QUẢNG NINH Giai đoạn chuyển mùa khiến dịch bệnh trên thủy sản nguy cơ bùng phát mạnh, Quảng Ninh vừa ghi nhận 2,2 tấn cá biển chết do virus gây hoại tử thần kinh.

Lúa mất mùa, mất giá, nông dân kém vui

GIA LAI Nông dân Gia Lai đang vào vụ thu hoạch lúa đông xuân. Vụ này không chỉ năng suất lúa thấp mà giá lúa cũng giảm, nông dân kém vui.

Bí thư, chủ tịch xã cũng phải 'quảng cáo, bán hàng'

Để nông sản có chỗ đứng, giám đốc hợp tác xã phải chịu khó tìm kiếm thị trường, thậm chí bí thư, chủ tịch xã cũng phải 'quảng cáo, bán hàng' giúp nông dân.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

169 hạt sen bay lên vũ trụ: Khoa học và niềm tự hào dân tộc

Phi hành gia Amanda Nguyễn mang 169 hạt sen của Việt Nam bay vào không gian là khởi đầu mới trong nghiên cứu khoa học và thể hiện niềm tự hào dân tộc.

Tổ đoàn kết nhân đôi sức mạnh ngư dân, làm 'tai mắt' trên biển

ĐÀ NẴNG Đà Nẵng có gần 100 tổ đoàn kết với 700 tàu cá cùng hỗ trợ nhau vươn khơi bám biển, khai thác thủy sản bền vững và chấp hành quy định chống khai thác IUU.

Cháy rừng từ Hòa Bình lan sang Hà Nam

HÀ NAM Lực lượng chức năng đang khẩn trương ngăn chặn đám cháy từ tỉnh Hoà Bình lan sang khu rừng ở phường Ba Sao, thị xã Kim Bảng, tỉnh Hà Nam.