| Hotline: 0983.970.780

Ngư dân tự nguyện không đánh bắt hải sản vi phạm

Thứ Hai 21/08/2023 , 18:48 (GMT+7)

BÌNH ĐỊNH Nhiều hoạt động thiết thực vận động ngư dân không đánh bắt hải sản vi phạm vùng biển nước ngoài diễn ra tại thị xã Hoài Nhơn.

Bộ đội Biên phòng cấp phát tờ rơi tuyên truyền pháp luật cho ngư dân phường Tam Quan Bắc (thị xã Hoài Nhơn, Bình Định). Ảnh: V.Đ.T.

Bộ đội Biên phòng cấp phát tờ rơi tuyên truyền pháp luật cho ngư dân phường Tam Quan Bắc (thị xã Hoài Nhơn, Bình Định). Ảnh: V.Đ.T.

Phường Tam Quan Nam (thị xã Hoài Nhơn, Bình Định) có 7 khu phố; trong đó, có 3 khu phố giáp biển hình thành 2 vạn ngư dân là vạn Cửu Lợi và vạn Long Thành. Toàn phường Tam Quan Nam có 224 tàu thuyền đánh bắt cá, hiện đã thành lập được 43 tổ đoàn kết với 173 tàu tham gia, trong đó tàu chuyên khai thác xa bờ chiếm 73% với các nghề lưới vây rút chì và nghề câu cá ngừ đại dương.

Cách đây hơn 5 năm (năm 2018), Ủy ban MTTQ Việt Nam phường Tam Quan Nam đã tổ chức ra mắt mô hình ngư dân vạn Cửu Lợi đánh bắt không xâm phạm vùng biển nước ngoài, 126 chủ tàu thuyền đánh bắt xa bờ tham gia. Mô hình này đã lan tỏa tinh thần kiên quyết không đánh bắt bất hợp pháp trong cộng đồng ngư dân.

Hoạt động đánh bắt hải sản của ngư dân trong vạn Cửu Lợi có nhiều chuyển biến tích cực, các chủ phương tiện tuân thủ nghiêm các quy định của pháp luật, chấp hành các quy định theo khuyến nghị của Ủy ban châu Âu (EC) về chống đánh bắt bất hợp pháp. Trong hơn 5 năm qua không có tàu thuyền nào tham gia mô hình đánh bắt vi phạm vùng biển nước ngoài. Sau khi tổng kết những kinh nghiệm trong quá trình thực hiện mô hình ở vạn Cửu Lợi, phường Tam Quan Nam nhân rộng mô hình ở vạn Long Thành.

Mới đây, Ủy ban MTTQ Việt Nam và UBND phường Tam Quan Nam tiếp tục ra mắt mô hình ngư dân vạn Long Thành đánh bắt không xâm phạm vùng biển nước ngoài, có 98 chủ tàu thuyền đánh bắt hải sản xa bờ ở 2 khu phố Tăng Long 1 và Tăng Long 2 tham gia.

Tại buổi ra mắt mô hình, các chủ tàu, thuyền trưởng đánh bắt hải sản xa bờ được tuyên truyền về Luật Thủy sản năm 2017 và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật, các quy định liên quan chống khai thác IUU; khái quát những kiến thức cơ bản về biển, đảo Việt Nam và công tác bảo vệ chủ quyền biển, đảo Việt Nam; một số văn bản pháp luật liên quan về biển của Việt Nam và các nước trong khu vực.

“Cùng với vạn Cửu Lợi, chúng tôi sẽ tổ chức sinh hoạt định kỳ hàng tháng, hàng quý, đặc biệt vào các dịp lễ, tết, cúng thần để tuyên truyền các chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước trên lĩnh vực đánh bắt hải sản, các quy định của Nhà nước để từng bước ngăn chặn, giảm thiểu và chấm dứt tàu cá, ngư dân vi phạm vùng biển nước ngoài”, ông Trần Quốc Ngữ, Vạn trưởng vạn Long Thành chia sẻ.

Theo ông Nguyễn Văn Tưởng, Bí thư Đảng ủy phường Tam Quan Nam, thực tế cho thấy, hoạt động của mô hình trong hơn 5 năm qua là cầu nối giúp duy trì và phát triển các tổ đoàn kết đánh bắt trên biển. Đặc biệt, bà con ngư dân đã nhận thức lợi ích bền vững khi tuân thủ pháp luật nên họ tự nguyện chấp hành, động viên nhau cùng thực hiện tốt việc đánh bắt hải sản không vi phạm vùng biển nước ngoài.

Cùng thời gian này, địa phương có lực lượng tàu thuyền đánh bắt hải sản xa bờ lớn nhất thị xã Hoài Nhơn là phường Tam Quan Bắc với hơn 1.000 chiếc cũng vừa tổ chức truyền thông công tác bảo vệ chủ quyền biển, đảo năm 2023. Buổi truyền thông do UBND phường Tam Quan Bắc, Hội Nông dân tỉnh và Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Bình Định phối hợp tổ chức.

Hơn 100 cán bộ Hội Nông dân các cấp; các chủ tàu, thuyền trưởng, thuyền viên và gia đình có người thân đi biển đánh bắt xa bờ đã được lực lượng Bộ đội Biên phòng tuyên truyền về Luật biển Việt Nam; Luật Thủy sản; Nghị định 42 của Chính phủ về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản; Chỉ thị 45 của Thủ tướng Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách khắc phục cảnh báo của EC về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định; kết quả triển khai thực hiện tuyên truyền, quán triệt Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 8 (khóa XII) về “Chiến lược phát triển kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” và các văn bản hướng dẫn của Trung ương và tỉnh liên quan đến vấn đề biển, đảo Việt Nam...

Cán bộ, hội viên, ngư dân, các chủ tàu thuyền tham gia buổi truyền thông được nâng cao kiến thức, nhận thức về chấp hành pháp luật để chấm dứt việc vi phạm quy định IUU trong quá trình khai thác thủy sản. Tại buổi truyền thông, các chủ tàu thuyền, ngư dân đã ký cam kết chấp hành các quy định của pháp luật khi tham gia đánh bắt trên biển.

Xem thêm
Kiến nghị Bộ Tài chính thống nhất cách tính thuế VAT với thức ăn chăn nuôi

Các hội và hiệp hội vừa có văn bản gửi Bộ Tài chính, đề nghị áp dụng thống nhất quy định về thuế giá trị gia tăng đối với sản phẩm thức ăn chăn nuôi.

Phát hiện nhiều xác lợn chết ngoài môi trường

QUẢNG TRỊ Xác lợn chết bị thả trên sông, trong các hồ, đầm gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, khiến dịch tả lợn Châu Phi có nguy cơ kéo dài tại tỉnh Quảng Trị.

Xã vùng biên thay da đổi thịt nhờ cây mắc ca

LÂM ĐỒNG Cây mắc ca mang lại thu nhập cao, giúp hàng trăm hộ dân ở xã vùng biên Quảng Trực, tỉnh Lâm Đồng từng bước ổn định sinh kế, thoát nghèo.

Chàng trai 22 tuổi mỗi tháng ẵm 20 triệu đồng nhờ nuôi ong chúa giống

CẦN THƠ Hiện mỗi con ong chúa giống do Tạo sản xuất có giá từ 200.000 đồng. Trung bình mỗi tháng Tạo cung cấp ra thị trường khoảng 800 con, thu nhập gần 20 triệu đồng.

Nông nghiệp Hải Phòng kỳ vọng đột phá sau sáp nhập

HẢI PHÒNG Sau hợp nhất, thế mạnh về biển của Hải Phòng và nông nghiệp công nghệ cao của Hải Dương hứa hẹn sẽ tạo ra cực tăng trưởng mới, giúp phát huy được các tiềm năng.

Tiết kiệm hơn 30% chi phí phân bón nhờ phương pháp dúi phân

SƠN LA Phương pháp bón dúi phân kết hợp kỹ thuật cấy hàng rộng - hàng hẹp giúp giảm thất thoát, giảm số lần bón phân, chi phí phân bón giảm khoảng 30%, hạn chế sâu bệnh.

Trồng rừng bền vững, gặt lợi đa tầng

Vĩnh Long Với người dân, rừng không chỉ là 'lá chắn' gió biển, mà còn là sinh kế thiết thân của những phận đời miệt biển.

Bình luận mới nhất