| Hotline: 0983.970.780

Nghề trồng đào ở Thạch Khôi

Thứ Tư 09/01/2008 , 11:26 (GMT+7)

Nằm cách trung tâm thành phố Hải Dương 5km đi về hướng thị xã Hưng Yên, làng đào Thạch Khôi (Gia Lộc -Hải Dương) từ lâu đã được biết đến với nghề trồng đào khá nổi tiếng.

Nhìn từ trên cao xuống, làngThạch Khôi giống như một đảo hoa đào với sự góp mặt của hàng nghìn cây đào đủ thế, dáng vẻ đang độ chờ đâm nụ, nở hoa. Những cây đào xếp hàng thẳng tắp theo chiều bắc nam làm ngây ngất lòng người chiêm ngưỡng.

Mấy ngày nay làng đào Thạch Khôi luôn tấp nập người ra vào, nhiều người là thương lái ở các tỉnh xa đến. Bất kỳ ai khi được tận mắt chứng kiến vẻ đẹp của đào Thạch Khôi cũng phải trầm trồ khen ngợi. Nhiều khách hàng khi chiêm ngưỡng xong vẻ đẹp đó đã vội vã đặt hàng ngay như sợ ai đó sẽ tranh mất.

Bác Nguyễn Văn Hải- một người có thâm niên gần 20 năm trong nghề, cũng là chủ nhân của hơn 500 gốc đào tâm sự với chúng tôi: "Để có được nghề trồng đào như hôm nay làng Thạch Khôi trải qua không biết bao phen thăng trầm. Cây đào khác với các loại cây khác, nó đòi hỏi việc chăm sóc rất cao tuy vậy nó còn phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết. Có năm cả vườn đào cũng tốt tươi thế này nhưng khi sắp đến Tết Nguyên đán thì trời đổ mưa đá, rồi sương muối khiến hoa đào chưa kịp nở đã tàn rụi. Cả làng đào thất thu. Bao nhiêu vốn liếng, công sức của người dân coi như xôi hỏng bỏng không".

Cây đào là vậy. Những ngày giáp tết, dân trồng đào luôn chân luôn tay, cắt tỉa chăm chút tỉ mỉ từng gốc đào ghép. Không chỉ có vậy người trồng đào luôn phải ngóng trời nhìn đất, thấp thỏm lo âu.

Bác Hải nhớ lại những năm 1990, khi người dân Thạch Khôi mạnh dạn chuyển gần hết diện tích đất nông nghiệp sang trồng đào. Nhiều người làng cất công lên tận Sa Pa- Lào Cai để tìm gốc đào giống, sau đó họ phải lặn lội đến các làng trồng đào khác để học hỏi kinh nghiệm ghép đào bích cùng kinh nghiệm chăm sóc. Những năm tháng đầu tiên, đã có lúc làng đào Thạch Khôi tưởng chừng như không thể đứng nổi. Người trồng đào đã phải nhiều lần chặt phá hàng ngàn gốc đào. Một phần vì thời tiết khắc nghiệt, phần khác thiếu kinh nghiệm, có năm tết qua một thời gian rồi đào mới nở, có vườn nở đúng tết nhưng chẳng có người mua vì đào phai thì nhợt nhạt, đào thế không ra hình gì.

Bây giờ thì khác, vẫn đất đó, con người đó nhưng giờ đây đào Thạch Khôi đã khác xưa rất nhiều. Mỗi độ tết đến xuân về, khách hàng ở khắp mọi miền đất nước lại kéo về. Nhiều người còn lặn lội mang những cây đào thế đến thuê dân Thạch Khôi chăm sóc hộ. Con đường 17A qua Thạch Khôi lúc nào cũng nhộn nhịp với đủ các loại ô tô, container về đặt hàng mua hoa đào.

Tên tuổi đào Thạch Khôi được nhiều người trong Nam ngoài Bắc biết đến. Trong làng nhiều nhà giàu lên trông thấy từ nghề trồng đào đào, có nhà còn lên được cả nhà lầu xe hơi. Trung bình một hộ có từ 2 đến 3 sào ruộng trồng đào. Mỗi sào khoảng 120 gốc cho thu nhập trên 30 triệu đồng. 

Xem thêm
Thủ phủ gà thả vườn phát triển mạnh thêm vật nuôi mới

VĨNH LONG Xã Trung Hiệp, huyện Vũng Liêm đặt mục tiêu nâng tổng đàn thỏ lên 18-20 ngàn con và trở thành một trong những đối tượng chăn nuôi chủ lực của địa phương.

Chó thả rông nghi mắc bệnh dại cắn liên tiếp 3 người

ĐỒNG NAI Ba người ở xã Sông Nhạn, huyện Cẩm Mỹ bị chó thả rông có dấu hiệu mắc bệnh dại, không rõ chủ cắn lại một lần nữa đặt ra câu chuyện quản lý chó, mèo.

Tây Nguyên xanh lên nhờ phụ nữ làm nông bền vững

Nhờ chương trình hỗ trợ, những phụ nữ ở Tây Nguyên đang truyền cảm hứng bằng mô hình nông nghiệp hiệu quả và thân thiện với môi trường.

Sống chung với khô hạn: [Bài cuối] Liên thông hồ chứa, chuyển nước các lưu vực

Dù nguy cơ thiếu nước sản xuất luôn thường trực, song với kế hoạch tưới chi tiết từng mùa vụ cũng như điều tiết khoa học, Ninh Thuận vẫn đảm bảo nước tưới.

Nghị quyết 57: Luồng sinh khí mới cho khoa học công nghệ

Nghị quyết số 57-NQ/TW ra đời như luồng sinh khí mới, tạo niềm tin và động lực để các viện, trung tâm nghiên cứu chuyển từ 'thích nghi bị động' sang 'chủ động bứt phá'.

Lươn Việt Nam chinh phục thị trường khó tính

Xuất khẩu lươn của Việt Nam tăng gần gấp đôi nhờ mô hình nuôi không bùn, mở ra triển vọng mới nhưng vẫn đối mặt nhiều rào cản tiêu chuẩn quốc tế.

Để dược liệu dưới tán rừng ‘cất cánh’

Sản xuất dược liệu dưới tán rừng không chỉ là hướng đi tiềm năng mà còn là lời giải bền vững cho sinh kế người dân miền núi nếu được đầu tư bài bản.