| Hotline: 0983.970.780

Nam Định xây dựng gần 20 km đê kiểu mẫu

Thứ Bảy 29/08/2020 , 07:30 (GMT+7)

Nam Định đăng ký xây dựng 17 đoạn đê kiểu mẫu với tổng chiều dài 19,974 km tại 8 huyện, thành phố.

Đê kiểu mẫu đoạn qua xã Xuân Châu, huyện Xuân Trường. Ảnh: Mai Chiến.

Đê kiểu mẫu đoạn qua xã Xuân Châu, huyện Xuân Trường. Ảnh: Mai Chiến.

Thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng đê kiểu mẫu” gắn với Chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM), các huyện, thành phố trong tỉnh Nam Định đã đăng ký và được Tổng cục Phòng chống thiên tai (Bộ NN-PTNT) phê duyệt xây dựng 17 đoạn đê theo quy chuẩn tuyến đê kiểu mẫu.

Trong đó, huyện Mỹ Lộc có 3 đoạn trên tuyến đê hữu sông Hồng gồm: 1.038,4m đoạn K161+292,3 - K162+270,7; 1.190m đoạn K156+810 - K158+000; 746,5m đoạn K158+810 - K159+556,5.

Huyện Nam Trực có 5 đoạn gồm: 1.352m đoạn K169+610 - K170+962 đê hữu sông Hồng; 3.028m đoạn K177+672 - K180+700 đê hữu sông Hồng; 1.671m đoạn K4+351 - K6+000 đê tả sông Đào; 1.446m đoạn  K12+000 - K13+500 đê tả sông Đào; 600m đoạn K15+000 - K15+600 đê tả sông Đào.

Huyện Trực Ninh xây dựng 120m đoạn K182+580 - K182+700 đê hữu sông Hồng. Huyện Xuân Trường xây dựng 294m đoạn K190+806 - K191+100 đê hữu sông Hồng.

Huyện Giao Thuỷ xây dựng 1.880m đoạn K208+500 - K210+380 đê hữu sông Hồng. Huyện Hải Hậu xây dựng 2.270m đoạn K33+180 - K35+450 đê tả sông Ninh.

Huyện Vụ Bản xây dựng 440m đoạn K5+360 - K5+800 đê hữu sông Đào và 1.860m đoạn K6+280 - K8+140 đê hữu sông Đào. Huyện Ý Yên xây dựng 926m đoạn K23+550 - K24+519 đê hữu sông Đào.

Thành phố Nam Định xây dựng 468m đoạn K166+826 - K167+294 đê hữu sông Hồng và 644m đoạn K4+265 - K4+909 đê hữu sông Đào.

Các đoạn đê được cải tạo, nâng cấp theo quy chuẩn “tuyến đê kiểu mẫu” gồm: Phát quang, chỉnh trang mái đê, xây tường đỉnh, tường chân, tường dọc mái đê và bậc lên xuống bằng gạch.

Riêng, đoạn từ K4+265 - K4+909 đê hữu sông Đào sẽ được thành phố Nam Định phát quang, thu dọn phế thải, giữ nguyên kết cấu mái đê cũ do đã được xây ô bằng khung đá, lát block; đắp đất bù mái sau đó trồng cỏ trên mái đê.

Đoạn từ K5+360 - K5+800 đê hữu sông Đào sẽ được huyện Vụ Bản phát quang, thu dọn phế thải, giữ nguyên kết cấu mái đê cũ do đã được gia cố trong khung bê tông, phủ 1 lớp đất mịn sau đó trồng cỏ trên mái đê.

Xem thêm
Giảm 2.000 đàn ong do mưa rét kéo dài

HÀ TĨNH Do ảnh hưởng thời tiết mưa rét kéo dài, huyện Vũ Quang (Hà Tĩnh) giảm 2.000 đàn ong so với năm 2024.

Hợp tác nhiều bên phòng chống hiệu quả bệnh dại

5 năm qua, sự hợp tác giữa địa phương, tổ chức chuyên môn, doanh nghiệp, chủ nuôi, cộng đồng… đã tạo nên thành công trong phòng chống bệnh dại ở Đức Huệ, Long An.

Ngư dân 'giải nghệ', trồng dừa làm giàu

BÌNH ĐỊNH Khi nghề biển cho thu nhập bấp bênh, ông Thâm liền ‘giải nghệ’ về làm nông với 100 cây dừa xiêm và 1.500m2 đất trồng rau, mỗi năm kiếm trên 200 triệu đồng.

Tổ khuyến nông cộng đồng 'gần dân, sát ruộng, am hiểu thực tiễn'

TRÀ VINH Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, khuyến nông cộng đồng, hợp tác xã là lực lượng nòng cốt trong triển khai Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

Nửa tấn cá thả xuống sông Cầu Phủ tái tạo nguồn lợi thủy sản

Hà Tĩnh Các loài cá truyền thống như trắm, trôi, mè, chép, cá lóc, cá trê… vừa được thả xuống sông Cầu Phủ nhằm tái tạo nguồn lợi thủy sản.

Uông Bí tăng cường quản lý, bảo vệ rừng, phát triển lâm nghiệp bền vững

QUẢNG NINH Năm 2025, TP Uông Bí đặt mục tiêu trồng mới 2.000 ha rừng, trong đó 101 ha là rừng cây gỗ lớn, bản địa.