| Hotline: 0983.970.780

Mọt đục quả hại cà phê và biện pháp phòng trừ

Thứ Sáu 17/11/2017 , 08:10 (GMT+7)

Trong những loài sâu hại cà phê thì mọt đục quả (Hypothenemus hampei) là loài gây hại khá nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn đến năng suất và chất lượng hạt cà phê.

Mọt đục quả là đối tượng gây thiệt hại lớn đến sản lượng cà phê trên thế giới vì nó không chỉ gây hại trên đồng ruộng mà còn gây hại cả trong quá trình bảo quản.

09-13-46_1-lo_duc_cu_mot_duc_qu
Lỗ đục của mọt đục quả

- Triệu chứng gây hại:

Quả cà phê bị mọt gây hại thường có một lỗ tròn nhỏ cạnh núm hoặc chính giữa núm quả. Phần phôi nhũ hạt cà phê bị sâu non ăn rỗng chuyển màu đen và có các rãnh nhỏ để mọt trưởng thành đẻ trứng. Thông thường quả cà phê bị mọt gây hại sẽ bị mất hẳn một nhân. Tuy nhiên cũng có trường hợp mất cả hai nhân nếu mật độ mọt trên vườn nhiều.

- Tác nhân gây hại: Mọt trưởng thành là bọ cánh cứng nhỏ, đầu gục về phía trước. Con cái có màu đen bóng, dài từ 1,5 - 2mm và có cánh màng. Con đực có màu nâu đen, không có cánh màng và nhỏ hơn con cái, chỉ dài 1mm.

- Sự phát sinh, phát triển, gây hại của mọt đục quả: Mọt đục quả lưu truyền quanh năm trên vườn cà phê. Mọt sống trong các quả khô dưới đất và trên cây sau vụ thu hoạch, tiếp tục lan truyền sang các quả xanh già và quả chín trong suốt mùa mưa. Mọt có thể phá hoại cả quả khô trong kho bảo quản nếu không được phơi khô và ẩm độ hạt còn cao (>13%). Vòng đời của mọt kéo dài khoảng 43 - 54 ngày.

09-13-46_2-mot_gy_hi_nhn_qu_c_phe
Mọt gây hại nhân quả cà phê

- Biện pháp phòng trừ:

+ Vệ sinh đồng ruộng sau khi thu hoạch bằng cách tận thu tất cả các quả khô và chín còn sót lại ở trên cây và dưới đất.

+ Thu hái các quả chín trên cây bất cứ lúc nào để hạn chế tác hại và cắt đứt sự lan truyền của mọt.

+ Bảo quản hạt cà phê ở ẩm độ <13%.

+ Thường xuyên thăm vườn để phát hiện dấu hiệu của mọt. Ở vùng bị mọt đục quả phá hoại nặng nhiều năm liền có thể dùng thuốc hóa học để phun trên toàn vườn, ví dụ như thuốc Buprofezin + Chlorpyrifos Ethyl (Proact 555 EC); Chlorpyrifos Ethyl + Cypermethrin (Subside 505 EC)… (liều lượng và cách dùng theo hướng dẫn trên bao bì của nhà sản xuất).

09-13-46_3-mot_truong_thnh_gy_hi_qu_c_phe_qun_st_duoi_kinh_lup
Mọt trưởng thành gây hại quả cà phê (quan sát dưới kính lúp)

(Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam)

Xem thêm
Nuôi gà đẻ trứng áp dụng công nghệ tự động hiện đại

QUẢNG NINH Trang trại gà Tân An ở thị xã Quảng Yên ứng dụng phần mềm FarmGo để quản lý toàn bộ hoạt động sản xuất giúp kiểm soát mọi thông tin liên quan đến đàn gà.

Cần sớm có vaccine dịch tả lợn Châu Phi cho lợn nái, đực giống

Đây là mong muốn của địa phương và người chăn nuôi nhằm tạo miễn dịch khép kín toàn đàn, kiểm soát dịch tả lợn Châu Phi (ASF) hiệu quả, giảm thiệt hại kinh tế.

Xã vùng biên mỗi năm 200 hộ thoát nghèo: Người trẻ nghĩ khác ở Lao Khô

SƠN LA Giữa đại ngàn Tây Bắc, nơi núi rừng Phiêng Khoài (huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La) tiếp giáp với nước bạn Lào có một bản nhỏ mang tên là Lao Khô.

Cơ hội việc làm ngành nông nghiệp rộng mở với sinh viên

THÁI NGUYÊN Tại ngày hội việc làm của Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, trong khi chỉ có 300 sinh viên ra trường thì nhu cầu tuyển dụng từ doanh nghiệp lên tới 4.000 vị trí.

Trồng nấm linh chi cho lợi nhuận như mơ nhờ làm chủ công nghệ

HẢI PHÒNG Bằng công nghệ tự động và sản xuất theo quy trình VietGAP, một mô hình trồng nấm linh chi tại quận An Dương đã cho lợi nhuận ngoài mong đợi.

Những mùa cá xứ Tuyên: [Bài 2] ‘Vựa’ cá đặc sản

Thủy điện Tuyên Quang không chỉ mang nguồn điện lớn cho đất nước, mà còn tạo nên những lòng hồ mênh mông, vựa cá tôm trù phú của xứ này.

Tăng tốc hoàn thiện dữ liệu phục vụ EUDR, bảo đảm xuất khẩu không gián đoạn

Hệ thống dữ liệu phục vụ cho việc khai báo truy xuất nguồn gốc theo quy định EUDR vẫn cần hoàn thiện để đảm bảo việc xuất khẩu duy trì khi EUDR có hiệu lực.

Bình luận mới nhất