| Hotline: 0983.970.780

Mỗi năm Lâm Đồng xuất khẩu 37 triệu cây giống

Thứ Năm 30/03/2023 , 18:15 (GMT+7)

Hàng năm, lượng cây giống sản xuất của Lâm Đồng đạt trên 73 triệu cây giống, trong đó có hơn 37 triệu cây giống xuất khẩu sang các nước Bỉ, Ấn Độ, Trung Quốc, Isarel...

Lâm Đồng là một trong các địa phương tiếp cận với công nghệ sinh học từ khá sớm, đặc biệt là trong việc sản xuất giống cây trồng. Ngay từ giai đoạn 2001 - 2005, tỉnh đã ưu tiên việc đầu tư sản xuất giống cây trồng vật nuôi trong các chương trình, kế hoạch của ngành nông nghiệp.

Theo Sở NN-PTNT Lâm Đồng, đến nay, trong sản xuất giống cây trồng, việc ứng dụng công nghệ nuôi cấy mô tế bào thực vật đã tạo bước tiến cho việc cung ứng nguồn giống cây trồng cho sản xuất trong và ngoài tỉnh, đặc biệt đối với các sản phẩm rau, hoa.

bo-1551_20200615_567

Không chỉ phục vụ nhu cầu trong tỉnh, Lâm Đồng đồng đã xuất khẩu lượng lớn cây giống hàng năm. 

Đến nay, toàn tỉnh có 56 cơ sở nuôi cấy mô, trong đó có 51 cơ sở nuôi cấy mô trên rau hoa (12 viện, trường, trung tâm; 20 doanh nghiệp và 19 cơ sở tư nhân) với 636 box cấy, 527 cán bộ kỹ thuật, 477 công nhân kỹ thuật và 5 cơ sở nuôi cấy nấm với 10 box cấy, 12 cán bộ kỹ thuật, 7 công nhân kỹ thuật. Hàng năm, lượng cây giống sản xuất đạt trên 73 triệu cây giống, trong đó có hơn 37 triệu cây giống xuất khẩu sang các nước Bỉ, Ấn Độ, Trung Quốc, Isarel...

Trong 56 cơ sở nuôi cấy mô, hiện có 9 cơ sở đã tiếp cận và áp dụng kỹ thuật nuôi cấy đỉnh sinh trưởng để tạo cây mẹ sạch bệnh; toàn tỉnh có 03 máy test Elisa của Trường Đại học Đà Lạt; Viện Nghiên cứu khoa học Tây Nguyên và Trung tâm Giống và Vật tư nông nghiệp nhưng không hoạt động thường xuyên, chỉ sử dụng trong một số nghiên cứu. Hầu hết các cơ sở chưa trang bị hệ thống kiểm tra virus cây giống nuôi cấy mô sạch bệnh, chỉ sử dụng kính lúp soi tạp nhiễm do khuẩn gây ra trong nuôi cấy in vitro trước khi đưa ra vườn ươm, việc kiểm tra virus chưa được triển khai thực hiện.

Trong chăn nuôi, việc sử dụng tinh bò thịt, bò sữa cao sản và tinh phân biệt giới tính bò sữa giống thuần Holstein Friesian để phối giống đã cải tạo đáng kể chất lượng đàn bò thịt, bò sữa của tỉnh. Trong giai đoạn 2016 - 2020, từ nguồn vốn ngân sách, tỉnh đã hỗ trợ 39.450 liều tinh cho các địa phương để thực hiện công tác thụ tinh nhân tạo. Ngoài ra đối với đàn lợn đã ứng dụng lai tạo các giống heo 3 - 4 máu theo hướng nạc gồm các giống lợn ngoại, cao sản như Yorshire, Landrace, Pietran, Duroc để nâng cao năng suất, sản lượng...

Xem thêm
Chăn nuôi lợn tuần hoàn, công nghệ cao để an toàn, bền vững

HẢI PHÒNG Mô hình chăn nuôi tuần hoàn, ứng dụng công nghệ cao là một điển hình thành công mà còn mở ra hướng đi bền vững, tất yếu cho người chăn nuôi tại Hải Phòng.

Báo động nguy cơ dịch bệnh do người dân vứt xác lợn ra môi trường

QUẢNG TRỊ Nhiều người dân tại các địa phương phía bắc tỉnh Quảng Trị vứt xác lợn chết vì dịch bệnh ra đồng.

Thử nghiệm khắc phục vùng trồng sầu riêng bị nhiễm cadimi

ĐỒNG THÁP Đồng Tháp - địa phương có diện tích sầu riêng lớn nhất ĐBSCL tiên phong thử nghiệm mô hình giải độc cadimi, mở ra hướng canh tác bền vững và an toàn.

Nhà máy đường An Khê mở rộng thêm 2.000 hecta mía nguyên liệu mỗi vụ

GIA LAI Theo kế hoạch, mỗi vụ sản xuất Nhà máy đường An Khê sẽ mở rộng diện tích vùng nguyên liệu mía thêm 2.000 hecta.

Cần hoàn thiện thông tin về nông hộ để ngành cà phê đáp ứng quy định EUDR

Hơn 600.000 nông hộ cà phê Việt Nam đối mặt thách thức lớn khi EU siết yêu cầu truy xuất và chống mất rừng từ cuối năm 2025.

Độc đáo nghề 'vuốt bụng cá' kiếm tiền triệu mỗi ngày

Cần Thơ Những con cá thát lát cườm bố mẹ nặng cả ký được vớt từ ao lên, kỹ thuật viên nhanh chóng bắt và vuốt mạnh bụng cá, dòng trứng phun ra màu vàng óng.

Cần Thơ trồng 5 ha rừng ngập mặn trên đất bãi bồi ven biển

Trồng và bảo vệ rừng hiện không còn là nhiệm vụ của ngành nông nghiệp và môi trường mà trở thành trách nhiệm chung của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội.

Bình luận mới nhất