| Hotline: 0983.970.780

Mới có 8/28 địa phương ven biển thành lập lực lượng kiểm ngư

Thứ Sáu 26/08/2022 , 15:00 (GMT+7)

Bộ NN-PTNT đề nghị UBND các tỉnh, thành sớm thành lập tổ chức kiểm ngư theo thẩm quyền trên cơ sở bảo vệ nguồn lợi thủy sản, nguồn lực của địa phương.

Bộ NN-PTNT đề nghị UBND các tỉnh, thành phố sớm quyết định thành lập tổ chức kiểm ngư theo thẩm quyền trên cơ sở bảo vệ nguồn lợi thủy sản, nguồn lực của địa phương. Ảnh: Phạm Hiếu.

Bộ NN-PTNT đề nghị UBND các tỉnh, thành phố sớm quyết định thành lập tổ chức kiểm ngư theo thẩm quyền trên cơ sở bảo vệ nguồn lợi thủy sản, nguồn lực của địa phương. Ảnh: Phạm Hiếu.

Hiện tình hình Biển Đông đang có nhiều diễn biến phức tạp, thiếu ổn định. Tình trạng tàu cá và ngư dân khai thác bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định (khai thác IUU) còn diễn ra phổ biến, phức tạp trên các vùng biển. Nghiêm trọng hơn là việc tàu cá Việt Nam vẫn vi phạm khai thác IUU ở vùng biển nước ngoài và bị cơ quan chức năng các nước bắt giữ và xử phạt.

Đặc biệt, tại vùng biển ven bờ, số lượng tàu cá và cường lực khai thác lớn, ngư dân sử dụng phương pháp khai thác thủy sản mang tính hủy diệt nguồn lợi có xu hướng gia tăng, nhưng chưa có đủ lực lượng chuyên trách để thực hiện chức năng tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, bảo vệ nguồn lợi thủy sản và đa dạng sinh học, chống khai thác IUU.

Cảnh báo “thẻ vàng” của EC đối với sản phẩm thủy sản khai thác của Việt Nam vẫn chưa được tháo gỡ, nguy cơ cảnh báo "thẻ đỏ" là rất lớn nếu không có giải pháp quyết liệt, đồng bộ hơn. 

Tuy nhiên, đến nay cả nước mới có 8/28 tỉnh, thành phố ven biển thành lập tổ chức kiểm ngư. Trong đó, 7 tỉnh thành lập theo mô hình cấp phòng thuộc Chi cục Thủy sản và 1 tỉnh, thành lập theo mô hình cấp Chi cục, thuộc Sở NN-PTNT.

Trước thực trạng trên, Bộ NN-PTNT vừa có văn bản số 5433/BNN-TCTS gửi UBND các tỉnh, thành phố ven biển yêu cầu sớm thành lập lực lượng kiểm ngư địa phương theo quy định tại Luật Thủy sản năm 2017.

Theo đó, để Luật Thủy sản năm 2017 được thực thi hiệu lực, hiệu quả, đồng bộ, từ đó tăng cường vai trò của kiểm ngư trong thực thi pháp luật thủy sản trên biển và sớm gỡ :thẻ vàng" của Ủy ban Châu Âu - EC đối với thủy sản khai thác của Việt Nam, Bộ NN-PTNT đề nghị UBND các tỉnh, thành phố quan tâm, chỉ đạo và sớm quyết định thành lập tổ chức Kiểm ngư theo thẩm quyền trên cơ sở bảo vệ nguồn lợi thủy sản và nguồn lực của địa phương.

Hoàn thiện hệ thống Kiểm ngư từ Trung ương tới địa phương là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của ngành Kiểm ngư từ này đến cuối năm. Ảnh: Phạm Hiếu.

Hoàn thiện hệ thống Kiểm ngư từ Trung ương tới địa phương là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của ngành Kiểm ngư từ này đến cuối năm. Ảnh: Phạm Hiếu.

Trong 6 tháng đầu năm 2022, Cục Kiểm ngư tổ chức triển khai hiệu quả các chuyến tuần tra ngay từ đầu năm và đạt hiệu quả, công tác xây dựng các đề án và văn bản quy phạm pháp luật đảm bảo tiến độ đề ra.

Trong đó, Cục Kiểm ngư đã phối hợp với các lực lượng Hải quân, Cảnh sát biển, Biên phòng và Kiểm ngư địa phương đảm bảo duy trì lực lượng thường xuyên tại các ngư trường trọng điểm, các vùng biển giáp ranh, chồng lấn giữa Việt Nam và các nước, qua đó góp phần giảm thiểu các hành vi vi phạm pháp luật về thủy sản, hỗ trợ ngư dân vươn khơi, bám biển, từng bước khẳng định tầm quan trọng, vị thế của Kiểm ngư.

Gắn kết các hoạt động Kiểm ngư Trung ương và Kiểm ngư địa phương thông qua các hoạt động xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, bồi dưỡng huấn luyện, hội thảo tọa đàm... giúp nâng cao năng lực của các đơn vị cũng như khả năng hiệp đồng trong công tác thực thi nhiệm vụ.

Bên cạnh đó, đảm bảo duy trì lực lượng thường xuyên tại các ngư trường trọng điểm, các vùng biển giáp ranh, chồng lấn giữa Việt Nam và các nước; Vịnh Bắc Bộ, Trường Sa và DK1, vùng biển Tây Nam Bộ, vùng biển giáp ranh giữa Việt Nam và các nước Malaysia, Indonesia, Campuchia, Thái Lan,... Ngăn chặn kịp thời các tàu cá Việt Nam khai thác hải sản trái phép trên vùng biển nước ngoài và phát hiện và xua đuổi nhiều lượt tàu nước ngoài, vi phạm vùng biển Việt Nam.

Thực hiện tốt công tác tuần tra, kiểm tra và giám sát hoạt động khai thác hải sản trên biển, đặc biệt là chống khai thác IUU, phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm của ngư dân ta như thuyền trưởng, máy trưởng không có văn bằng hoặc chứng chỉ theo quy định, không đánh dấu nhận biết tàu cá hoặc đánh dấu nhận biết tàu cá sai quy định, ghi không đầy đủ nhật ký khai thác thủy sản, tắt thiết bị VMS,... góp phần khắc phục cảnh báo “Thẻ vàng” của EC về chống khai thác IUU.

Ngoài ra, lực lượng Kiểm ngư cũng đồng hành cùng ngư dân vươn khơi bám biển, tuyên truyền phát tờ rơi, tặng cờ Tổ quốc, hỗ trợ ngư dân khai thác vùng biển xa, sẵn sàng bảo vệ ngư dân, thực hiện công tác cứu hộ, cứu nạn khi ngư dân gặp nạn trên biển góp phần bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.

Lực lượng Kiểm ngư Việt Nam được thành lập theo Nghị định số 102/2012/NĐ-CP ngày 29/11/2012 của Chính phủ và Quyết định số 3285/QĐ-BNN-TCCB ngày 28/11/2012 của Bộ trưởng Bộ NN-PTNT.

Kiểm ngư là lực lượng chuyên trách của Nhà nước trực thuộc Tổng cục Thủy sản (Bộ NN-PTNT), thực hiện chức năng tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, phát hiện, xử lý vi phạm pháp luật và thanh tra chuyên ngành thủy sản trên các vùng biển Việt Nam, góp phần hỗ trợ, giúp đỡ ngư dân yên tâm sản xuất, bảo vệ nguồn lợi thủy sản, tham gia bảo vệ an ninh, trật tự và chủ quyền quốc gia trên các vùng biển.

Lực lượng Kiểm ngư được tổ chức từ Trung ương đến các vùng, gồm: Cục Kiểm ngư (trụ sở chính tại Hà Nội) và 4 Chi cục Kiểm ngư vùng trực tiếp thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, phát hiện, xử lý vi phạm pháp luật trên các vùng biển của Việt Nam.

Xem thêm
Kiến nghị Bộ Tài chính thống nhất cách tính thuế VAT với thức ăn chăn nuôi

Các hội và hiệp hội vừa có văn bản gửi Bộ Tài chính, đề nghị áp dụng thống nhất quy định về thuế giá trị gia tăng đối với sản phẩm thức ăn chăn nuôi.

Chống dịch tả lợn Châu Phi: Chính sách đã đủ, chỉ thiếu sự quyết liệt

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Phùng Đức Tiến khẳng định, tại Hội nghị Phòng, chống bệnh dịch tả lợn Châu Phi và công tác kiểm soát giết mổ động vật sáng 23/7.

Nhãn chín sớm giá 25.000 đồng/kg, gấp đôi chính vụ

HƯNG YÊN Tự chọn lọc được giống nhãn chín sớm hơn trà chính vụ khoảng 1 tháng, ông Đỗ bán được nhãn quả với giá 25.000 đồng/kg, gấp đôi nhãn chính vụ.

Chàng trai 22 tuổi mỗi tháng ẵm 20 triệu đồng nhờ nuôi ong chúa giống

CẦN THƠ Hiện mỗi con ong chúa giống do Tạo sản xuất có giá từ 200.000 đồng. Trung bình mỗi tháng Tạo cung cấp ra thị trường khoảng 800 con, thu nhập gần 20 triệu đồng.

Nông nghiệp Hải Phòng kỳ vọng đột phá sau sáp nhập

HẢI PHÒNG Sau hợp nhất, thế mạnh về biển của Hải Phòng và nông nghiệp công nghệ cao của Hải Dương hứa hẹn sẽ tạo ra cực tăng trưởng mới, giúp phát huy được các tiềm năng.

Tiết kiệm hơn 30% chi phí phân bón nhờ phương pháp dúi phân

SƠN LA Phương pháp bón dúi phân kết hợp kỹ thuật cấy hàng rộng - hàng hẹp giúp giảm thất thoát, giảm số lần bón phân, chi phí phân bón giảm khoảng 30%, hạn chế sâu bệnh.

Điểm sáng nghiên cứu khoa học gắn với bảo tồn đa dạng sinh học

Cần Thơ Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, từng bước giúp Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng lập cơ sở dữ liệu đa dạng sinh học, phục vụ lưu trữ các thông tin cần thiết.

Bình luận mới nhất