| Hotline: 0983.970.780

Mèo Vạc hướng tới 20.000 đàn ong

Thứ Sáu 25/10/2019 , 10:40 (GMT+7)

Trong những năm qua, với giá bán bình quân 500 nghìn đồng/lít, có thời điểm tới 850 nghìn đồng/lít, mật ong Bạc hà huyện Mèo Vạc (Hà Giang) đã góp phần quan trọng thúc đẩy quá trình xóa đói giảm nghèo và từng bước vươn lên làm giàu của người dân.

08-34-10_mt_ong_bc_h_meo_vc_h_ging_d_duoc_cp_chung_nhn_chi_dn_di_ly

Mèo Vạc là huyện vùng cao biên giới và là một trong 4 huyện thuộc vùng cao nguyên đá Đồng Văn của Hà Giang (gồm Mèo Vạc, Đồng Văn, Yên Minh và huyện Quản Bạ). Trước kia, nghề nuôi ong khai thác mật hoa bạc hà chỉ phát triển nhỏ lẻ phục vụ nhu cầu của đồng bào vào các dịp lễ, tết.

Từ khi cao nguyên đá Đồng Văn được UNESCO công nhận là công viên địa chất toàn cầu (vào năm 2010) và khách du lịch thập phương biết đến sản phẩm mật ong Bạc hà thì nghề nuôi ong khai thác mật hoa cây bạc hà ở huyện Mèo Vạc đã chuyển dần từ sản xuất nhỏ lẻ sang nuôi ong tập trung qui mô lớn.

Hiện Mèo Vạc đã hình thành nên các doanh nghiệp, các HTX phát triển nuôi ong khai thác mật cây bạc hà như HTX Tuấn Dũng, HTX Hoàng Điệp, HTX dịch vụ Tả Lủng…

Trong năm 2019, tổng đàn ong khai thác mật hoa cây bạc hà của huyện đạt trên 17.000 đàn và trong năm 2020, huyện Mèo Vạc phấn đấu đưa tổng số đàn ong lên trên 20.000 đàn.

Xem thêm
Chăm dùng vaccine, vật nuôi khỏe, người nuôi nhàn

AN GIANG Ngành chăn nuôi An Giang đang phát triển theo hướng an toàn, bền vững nhờ tăng cường tiêm phòng vaccine, vệ sinh môi trường và giám sát dịch bệnh trên đàn vật nuôi.

Thời tiết khắc nghiệt, sầu riêng nguy cơ mất mùa

GIA LAI Do ảnh hưởng thời tiết, sầu riêng đang giai đoạn ra trái non bị rụng, nhiều hộ dân trên địa bàn tỉnh Gia Lai có nguy cơ mất mùa.

Hợp tác nghiên cứu và chuyển giao công nghệ canh tác sầu riêng

ĐẮK LẮK Chiều 12/5, Viện Khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên và Hiệp hội sầu riêng Đắk Lắk ký hợp tác nghiên cứu, chuyển giao công nghệ trong canh tác sầu riêng.

Tối ưu vận hành liên hồ chứa bằng công nghệ và dữ liệu

Khi tài nguyên nước trở nên khan hiếm và biến động khó lường, ngành thủy lợi chủ động tái cấu trúc cách thức quản lý dựa trên nền tảng công nghệ và dữ liệu.

'Hồi sinh' giống lúa mùa đặc sản quý hiếm

LONG AN Từ những dòng gen sót lại trên vùng trũng nhiễm phèn ở vùng biên giới Long An, các nhà khoa học phục tráng thành công giống lúa huyết rồng bản địa quý hiếm.

Nuôi biển tiên tiến - xu hướng tất yếu: [Bài cuối] Nhà khoa học đồng hành

Theo PGS.TS Võ Văn Nha, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản III, việc nuôi biển xa bờ ứng dụng công tiên tiến, công nghệ cao là xu hướng và tất yếu.

Trồng đưng ở đầm ngập mặn

Đầm ngập mặn ở Phổ Thạnh đang dần được phủ xanh bởi những cây đưng, giúp bảo vệ đất, tạo ra môi trường thuận lợi để sản xuất muối sạch, chất lượng cao.