| Hotline: 0983.970.780

Mạnh tay cắt giảm hơn 15.000 ha gieo cấy vụ đông xuân

Thứ Năm 12/12/2019 , 06:59 (GMT+7)

Vụ đông xuân 2019 - 2020, các địa phương tại tỉnh Bình Thuận phải điều chỉnh, cắt giảm hơn 15.000 ha gieo cấy gồm lúa và hoa màu.

Chỉ có huyện Tánh Linh và Đức Linh đảm bảo nguồn nước bố trí sản xuất theo kế hoạch.

16-54-24_1
Vụ đông xuân 2019-2020 tỉnh Bình Thuận cắt giảm hơn 15.000 ha.

Theo Chi cục Thủy lợi Bình Thuận, trong năm 2019 tổng lượng mưa trên địa bàn tỉnh thiếu hụt so với trung bình nhiều năm, nên các hồ chứa đều tích nước thấp hơn dung tích thiết kế.

Tính đến ngày 16/12, tổng lượng nước trữ 17 hồ chứa trên địa bàn ở mức 172,94 triệu m3/258,99 triệu m3, đạt hơn 66% so với dung tích hữu ích thiết kế. Bên cạnh đó, 2 hồ thủy điện Đại Ninh vài Hàm Thuận, hiện tổng lượng nước ở mức hơn 595 triệu m3/774 triệu m3, đạt 76,8% so với dung tích thiết kế.

Đáng chú ý là hồ thủy điện Đại Ninh hiện chỉ ở mức hơn 96 triệu m3/251,73 triệu m3, đạt hơn 38% so với dung tích thiết kế. Đây là hồ rất quan trọng đối với Bình Thuận. Hồ này có nhiệm vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp cho 2 huyện Bắc Bình và Hàm Thuận Bắc, với tổng diện tích trên 27.000 ha, trong đó 17.000 ha lúa và 10.000 ha thanh long.

Ông Võ Đức Anh, Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi Bình Thuận cho biết, theo dự báo của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, tổng lượng mưa từ nay đến cuối năm 2019 ở các khu vực Nam Trung Bộ, Nam Bộ thấp hơn trung bình nhiều năm từ 10 - 30%; dòng chảy trên các sông, suối từ tháng 11/2019 đến tháng 4/2020 thiếu hụt so với trung bình nhiều năm từ 20 - 50%.

Dự báo thời tiết trên địa bàn tỉnh Bình Thuận từ nay đến cuối năm 2019 sẽ không có mưa lớn. Vì vậy, tính toán, cân đối nguồn nước, chỉ có 2 huyện Tánh Linh và Đức Linh đảm bảo phục vụ sản xuất đông xuân 2019 - 2020 theo kế hoạch. Còn lại các địa phương trong tỉnh phải điều chỉnh cắt giảm diện tích sản xuất. Số diện tích lúa và màu trước mắt phải điều chỉnh cắt giảm do không bảo đảm nguồn nước là 15.430 ha/32.859 ha theo kế hoạch tỉnh giao.

Theo Sở NN-PTNT Bình Thuận, kế hoạch sản xuất vụ ĐX 2019 - 2020, các địa phương sẽ gieo trồng tập trung từ ngày 15/12/2019 đến 15/1/2020. Để ứng phó với điều kiện nguồn nước khan hiếm, Sở NN-PTNT đề nghị các cơ quan, đơn vị liên quan thực hiện giải pháp ưu tiên nước cho sinh hoạt, sau đó đến cho gia súc và sản xuất nông nghiệp, nhất là cây thanh long.

Để đảm bảo nguồn nước tưới, tỉnh Bình Thuận lên phương án điều tiết nước hợp lý.
Đối với các địa phương, ông Nguyễn Hữu Phước đề nghị phổ biến sâu rộng đến người dân về điều kiện nguồn nước khan hiếm, tình hình thời tiết bất lợi nguy cơ hạn hán trên diện rộng để chủ động ứng phó, sử dụng nước tiết kiệm, đúng mục đích. Đồng thời khuyến cáo người dân thực hiện nghiêm theo kế hoạch sản xuất, không được gieo trồng khu vực không phân bổ nước, nhằm tránh thiệt hại.

Đồng thời thực hiện tăng cường áp dụng các biện pháp tưới tiên tiến tiết kiệm nước cho cây lúa như: Nông – lộ - phơi, ướt khô xem kẽ. Đối với cây trồng cạn áp dụng tưới phun mưa, nhỏ giọt, tưới ngầm. Đồng thời chủ động chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ lúa sang canh tác nông nghiệp đa dạng, đáp ứng nhu cầu của thị trường và tiết kiệm nước tưới.

Đối với Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi, ông Nguyễn Hữu Phước, PGĐ Sở NN-PTNT Bình Thuận đề nghị, thường xuyên theo dõi, cập nhật diễn biến tình hình thời tiết, khí tượng, thủy văn, lượng dòng chảy trên địa bàn tỉnh để vận hành, điều tiết nước hợp lý.

Tận dụng tối đa lưu lượng dòng chảy trên sông, suối, nguồn nước chạy máy phát điện kết hợp cấp nước về hạ du của thủy điện Đại Ninh và Hàm Thuận – Đa Mi trữ vào hồ chứa, ao, bàu, đập dâng, kênh trục chính phục vụ chống hạn.

Đồng thời, thành lập tổ chỉ đạo, điều hành phòng chống hạn hán và xâm nhập mặn mùa khô tại đơn vị. Bên cạnh đó, đơn vị cần xây dựng phương án tổng thể về thực hiện các giải pháp thủy lợi phục vụ phòng chống hạn hán và xâm nhập mặn giai đoạn từ nay đến cuối mùa khô năm 2020.

Kịp thời có biện pháp xử lý đối với các trường hợp không thực hiện nghiêm phương án phòng, chống hạn hán, điều tiết và phân phối nước để thất thoát, lãng phí. Tính toán cân bằng nước, xây dựng lịch cấp nước cụ thể cho từng hệ thống công trình.

Xem thêm
Nuôi con đặc sản, thị trường ngách cho chăn nuôi nông hộ: [Bài 2] Trang trại gà Lượng Huệ lớn nhất Tây Ninh

Trang trại gà Lượng Huệ 'khủng' của gia đình anh Nguyễn Năng Cường ở thị trấn Tân Châu (Tây Ninh) là niềm mơ ước của nhiều nông hộ…

Hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó và 50% bệnh viêm da nổi cục

QUẢNG BÌNH Trong 2025, huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) tiếp tục bố trí nguồn kinh phí hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó, 50% vacxin viêm da nổi cục và tụ huyết trùng trâu, bò.

Tổ khuyến nông cộng đồng 'gần dân, sát ruộng, am hiểu thực tiễn'

TRÀ VINH Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, khuyến nông cộng đồng, hợp tác xã là lực lượng nòng cốt trong triển khai Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

Lúa khỏe, người khỏe, chi phí giảm nhờ drone

Nông dân ngày nay có thể kiểm soát dịch hại từ xa bằng drone, vừa giảm công lao động, tăng hiệu quả, hạn chế rủi ro về sức khỏe và ô nhiễm môi trường.

Thả hơn 40.000 con cá giống tái tạo nguồn lợi thủy sản

BẮC NINH Hoạt động thả hơn 40.000 con cá giống của tỉnh Bắc Ninh góp phần phục hồi hệ sinh thái nước ngọt và nâng cao ý thức bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

Uông Bí tăng cường quản lý, bảo vệ rừng, phát triển lâm nghiệp bền vững

QUẢNG NINH Năm 2025, TP Uông Bí đặt mục tiêu trồng mới 2.000 ha rừng, trong đó 101 ha là rừng cây gỗ lớn, bản địa.