| Hotline: 0983.970.780

Mai vàng Yên Tử và trà hoa vàng

Thứ Sáu 10/01/2020 , 13:15 (GMT+7)

Người dân thôn Tây Sơn, xã Bình Khê, thị xã Đông Triều (Quảng Ninh) gọi ông Phạm Khắc Huyến, sinh năm 1958 ở cùng địa chỉ trên là “ông Huyến vàng”.

Ông Phạm Khắc Huyến đang chăm sóc vườn trà hoa vàng chuẩn bị đơm hoa.

Sở dĩ có tên gọi như vậy là vì nhờ đôi bàn tay khéo léo, ông đã phát triển kinh tế nhờ cây mai vàng Yên Tử và trà hoa vàng.

Sinh ra và lớn lên trên quê hương Ninh Giang (Hải Dương), năm 1979 theo tiếng gọi của quê hương, ông Huyến nhập ngũ tại Trung đoàn 48, Sư đoàn 320, Quân đoàn 3 đóng ở huyện Đại Từ (Thái Nguyên).

Hòa bình lập lại, năm 1983 ông về xuất ngũ tại địa phương. Thấy quê hương đất chật, người đông, ông đã cùng gia đình về đây lập nghiệp và hoạt động trong Chi hội Cựu chiến binh xã Bình Khê.

Năm 1992, ông được nhà nước giao hơn 5 ha đất trống đồi trọc để trồng cây lâm nghiệp lấy gỗ (bạch đàn và keo). Năm 1995, theo chủ trương của huyện Đông Triều chuyển đổi từ cây lấy gỗ sang trồng cây ăn quả, ông mạnh dạn chuyển đổi 2ha đất sang trồng vải (trên 1.000 gốc vải thiều) nhưng giá trị kinh tế không cao.

Nhờ có kiến thức tốt về rừng, cộng với bản tính cần cù, chịu khó, dám nghĩ dám làm, năm 2002, ông mạnh dạn vay vốn gần 1 tỉ đồng để chuyển đổi và phát triển 2 loại cây: Mai vàng Yên Tử và trà hoa vàng là thế mạnh của địa phương. Ban đầu, ông tận dụng nguồn nước tự nhiên lấy từ đập Đồng Đò 2, đổ bê tông, xây đường mương dài 800m dẫn nước về khu rừng của mình để tưới.

Dù đã có nhà cao cửa rộng, nhưng ông vẫn miệt mài, hăng say lao động. Hiện nay ông đã đứng lên cùng một số anh em thành lập Hợp tác xã “Mai vàng Ngọa Vân, Yên Tử” gồm 10 thành viên, với vai trò là Phó giám đốc chịu trách nhiệm công tác kĩ thuật, hàng ngày ông đón các đoàn đến tham quan, học hỏi mô hình và nhân giống đến khắp mọi miền trên cả nước.

Sau khi diện tích được mở rộng, nguồn nước tự nhiên không đủ tưới tiêu, ông tiếp tục khoan giếng và xây bể chứa nước. Để tránh xói mòn, sạt lở, ông chia đất làm 2 khu hình chữ T với chiều dài 500m để thoát nước xuống suối; vừa làm ông vừa thuê nhân công đào hố trồng cây.

Được biết, mai vàng Yên Tử là giống cây dễ trồng, hoa có 5 cánh dày, mùi thơm, chơi bền, khi nõn phát lộc có màu xanh ngọc, khác hoàn toàn với giống hoa mai của miền Nam.

Còn trà hoa vàng lại là giống cây “kĩ tính”, khó trồng hơn, bởi cây ưa độ che phủ và chỉ tiếp nhận 30% ánh sáng, đất phải cải tạo tốt thì cây mới sinh trưởng và phát triển được. Đây được coi là loại cây vừa làm cảnh, cải thiện môi trường, lại vừa là dược liệu quý với rất nhiều công dụng từ lá và hoa. Hoa khô có giá dao động từ 15- 20 triệu đồng/kg.

Hiện nay, trên khu rừng của ông có 800 cây trà hoa vàng và trên 1 vạn cây mai vàng Yên Tử. Nhờ chăm sóc đúng kĩ thuật, cây sinh trưởng tốt và đem lại thu nhập cho gia đình từ 500 – 600 triệu đồng/năm. Ở quanh sườn đồi, ông trồng đan xen được 300 gốc vải, 20 gốc nhãn, 50 gốc hoa mẫu đơn và một số loại cây ăn quả như: hồng, mít, dừa...

Xem thêm
Nuôi con đặc sản, thị trường ngách cho chăn nuôi nông hộ: [Bài 2] Trang trại gà Lượng Huệ lớn nhất Tây Ninh

Trang trại gà Lượng Huệ 'khủng' của gia đình anh Nguyễn Năng Cường ở thị trấn Tân Châu (Tây Ninh) là niềm mơ ước của nhiều nông hộ…

Hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó và 50% bệnh viêm da nổi cục

QUẢNG BÌNH Trong 2025, huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) tiếp tục bố trí nguồn kinh phí hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó, 50% vacxin viêm da nổi cục và tụ huyết trùng trâu, bò.

Tổ khuyến nông cộng đồng 'gần dân, sát ruộng, am hiểu thực tiễn'

TRÀ VINH Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, khuyến nông cộng đồng, hợp tác xã là lực lượng nòng cốt trong triển khai Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

Lúa khỏe, người khỏe, chi phí giảm nhờ drone

Nông dân ngày nay có thể kiểm soát dịch hại từ xa bằng drone, vừa giảm công lao động, tăng hiệu quả, hạn chế rủi ro về sức khỏe và ô nhiễm môi trường.

Thả hơn 40.000 con cá giống tái tạo nguồn lợi thủy sản

BẮC NINH Hoạt động thả hơn 40.000 con cá giống của tỉnh Bắc Ninh góp phần phục hồi hệ sinh thái nước ngọt và nâng cao ý thức bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

Uông Bí tăng cường quản lý, bảo vệ rừng, phát triển lâm nghiệp bền vững

QUẢNG NINH Năm 2025, TP Uông Bí đặt mục tiêu trồng mới 2.000 ha rừng, trong đó 101 ha là rừng cây gỗ lớn, bản địa.