| Hotline: 0983.970.780

Lực lượng kiểm lâm 19 tỉnh, thành liên kết bảo vệ, phát triển rừng

Thứ Sáu 11/11/2022 , 20:47 (GMT+7)

Chi cục Kiểm lâm Vùng I đã phối hợp với Chi cục Kiểm lâm 19 tỉnh khu vực phía bắc đã đem lại hiệu quả trong hoạt động bảo vệ và phát triển rừng.

Hội nghị đánh giá kết quả việc phối hợp giữa Chi cục Kiểm lâm Vùng I với Chi cục Kiểm lâm 19 tỉnh, thành phố trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Ảnh: Toán Nguyễn.

Hội nghị đánh giá kết quả việc phối hợp giữa Chi cục Kiểm lâm Vùng I với Chi cục Kiểm lâm 19 tỉnh, thành phố trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Ảnh: Toán Nguyễn.

Trong 10 tháng đầu năm 2022, trên toàn khu vực phía Bắc, số vụ vi phạm pháp luật về lâm nghiệp đã giảm 105 vụ so với cùng kỳ năm 2021, tương đương giảm gần 3,8%.

Cháy rừng giảm cả về số vụ cháy và diện tích bị thiệt hại, với 33 vụ, giảm 82 vụ (tương đương với giảm 71,3%); diện tích do cháy rừng 37,6 ha, giảm 150,3ha (tương đương giảm 80%); vi phạm quy định về quản lý rừng, sử dụng rừng là 315 vụ, giảm 15 vụ (tương đương giảm 4,55%).

Tuy nhiên việc phá rừng trái pháp luật xảy ra tới 1.315 vụ, diện tích bị thiệt hại lên đến hơn 363 ha, so với năm 2021 tăng 335 vụ và diện tích rừng tăng 115.6 ha.

Tình trạng phá rừng trái pháp luật hiện nay còn diễn ra phức tạp, nhất là ở những nơi còn nhiều rừng tự nhiên. Tại một số tỉnh xuất hiện điểm nóng về phá rừng trái pháp luật.

Tuy nhiên các vụ việc được phát hiện sớm, ngăn chặn kịp thời nhờ sự nỗ lực của lực lượng Kiểm lâm và các ngành chức năng của địa phương.

Sau đó đã xử lý kiên quyết, nghiêm minh, góp phần ngăn chặn hiệu quả các điểm phá rừng, không để bùng phát trên diện rộng.

Việc xác minh, điều tra xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực Lâm nghiệp được tiến hành nhanh chóng, đúng quy trình, thủ tục theo quy định của pháp luật.

Số vụ vi phạm pháp luật không xác định được chủ vi phạm đã giảm, thể hiện tinh thần quyết tâm xử lý vi phạm của lực lượng thực thi công vụ.

Trong 10 tháng của năm 2022, đã xử lý 2.518 vụ, tích thu gần 1.900m3 gỗ, thu nộp ngân sách là hơn 22 tỷ đồng.

Về công tác phát triển rừng, toàn vùng sảm xuất được khoảng 684 triệu cây giống, trồng rừng tập trung được trên 90.000 ha, trồng phân tán đạt trên 26 triệu cây; khai thác gỗ đạt trên 4,5 triệu m3 và các lâm sản phụ khác.

Ngày càng nhiều mô hình phát triển rừng bền vững ở các tỉnh như Tuyên Quang, Yên Bái, Thái Nguyên, Phú Thọ, Lạng Sơm, Quảng Ninh, Bắc Giang và Bắc Kạn.

 Một mô hình phát triển rừng có hiểu quả cao tại Thái Nguyên. Ảnh: Toán Nguyễn.

 Một mô hình phát triển rừng có hiểu quả cao tại Thái Nguyên. Ảnh: Toán Nguyễn.

Chi cục Kiểm lâm các tỉnh, thành phố đã có sự phối hợp chặt chẽ, triển khai kịp thời các văn bản chỉ đạo của cấp trên; tham mưu hiệu quả cho cấp ủy, chính quyền địa phương và cấp thẩm quyền thực hiện nghiêm túc các văn bản chỉ đạo của Trung ương.

Qua nắm tình hình, việc triển khai thực hiện chủ trương, chính sách và văn bản chỉ đạo ở địa phương đảm bảo kịp thời, tạo lên sức mạnh của cả hệ thống chính trị trong công tác bảo vệ rừng, phồng cháy chữa cháy rừng và thi hành pháp luật về Lâm nghiệp.

Chi cục Kiểm lâm địa phương đã tham mưu ban hành chương trình, kế hoạch hành động cho Tỉnh ủy, UBND tỉnh đối với công tác bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng và phát triển rừng.

Chi cục Kiểm lâm các tỉnh đã thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo định kỳ, báo cáo đột xuất theo văn bản chỉ đạo của Cục Kiểm lâm, Chi cục Kiểm lâm vùng I. 19/19 Chị cục đảm bảo số liệu báo cáo tuần, tháng, báo cáo đột xuất, nên thuẩn lợi cho việc tổng hợp báo cáo về cấp trên.

Việc trao đổi, cung cấp thông tin, số liệu báo cáo được thực hiện linh hoạt qua văn bản, internet, đáp ứng yêu về chát lượng, chính xác, kịp thời.

Ông Trần Văn Triển, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Vùng I đánh giá việc phối hợp giữa các Chi cục Kiểm lâm đã đem lại hiệu quả trong việc bảo vệ và phát triển rừng. Ảnh: Toán Nguyễn.

Ông Trần Văn Triển, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Vùng I đánh giá việc phối hợp giữa các Chi cục Kiểm lâm đã đem lại hiệu quả trong việc bảo vệ và phát triển rừng. Ảnh: Toán Nguyễn.

Phát biểu tại Hội nghị thực hiện quy chế phối hợp giữa Chi cục Kiểm lâm Vùng I với Chi cục Kiểm lâm 19 tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc được tổ chức vào ngày 11/11 tại thành phố Thái Nguyên, ông Trần Văn Triển, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Vùng I thông tin:

Trong năm 2022, Kiểm lâm Vùng I đã thông tin, ban hành 20 văn bản gửi Chi cục Kiểm lâm các tỉnh tăng cường công tác tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương triển khai hiệu quả các văn phảm quy phạm pháp luật của Nhà nước và các Bộ, ngành Trung ương trong công tác quản lý Nhà nước và thực thi pháp luật về Lâm nghiệp.

Chi cục Kiểm lâm Vùng I đã thực hiện 42 đợt dự báo, cảnh báo sớm nguy cơ cháy rừng đăng lên Website giúp các địa phương có thêm thông tin tham khảo, kịp thời xây dựng kế hoạch, phương án phòng cháy chữa cháy rừng.

Về vấn đề vi phạm pháp luật Lâm nghiệp, ông Triển nói, tình trạng người dân phá rưng, lấn chiếm đất rừng tự nhiên tuy ở quy mô nhỏ lẻ, tự phát nhưng hình thức và thủ đoạn ngày càng tinh vi.

Nhiều trường hợp phá rừng, đốt rừng tự nhiên là để trồng rừng sản xuất hoặc trồng cây có chủ đích; Nhu cầu chuyển mục đích sử dụng rừng cho phát triển kinh tế, xã hội ở địa phương gây áp lực lên công tác bảo vệ rừng.

Ngoài ra, cũng thừa nhận việc cán bộ Kiểm lâm còn hạn chế trình độ công nghệ, thiếu đào tạo, tập huấn thường xuyên; hạ tầng tin học còn thiếu và lạc hậu.

Xem thêm
Kiến nghị Bộ Tài chính thống nhất cách tính thuế VAT với thức ăn chăn nuôi

Các hội và hiệp hội vừa có văn bản gửi Bộ Tài chính, đề nghị áp dụng thống nhất quy định về thuế giá trị gia tăng đối với sản phẩm thức ăn chăn nuôi.

Trăn trở về một chương trình quốc gia phòng chống dịch tả lợn Châu Phi

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến đặt vấn đề trong bối cảnh vaccine ASF đã sản xuất hàng triệu liều nhưng tỷ lệ tiêm còn thấp, dịch bệnh gây thiệt hại lớn cho người chăn nuôi.

Nhãn chín sớm giá 25.000 đồng/kg, gấp đôi chính vụ

HƯNG YÊN Tự chọn lọc được giống nhãn chín sớm hơn trà chính vụ khoảng 1 tháng, ông Đỗ bán được nhãn quả với giá 25.000 đồng/kg, gấp đôi nhãn chính vụ.

Chàng trai 22 tuổi mỗi tháng ẵm 20 triệu đồng nhờ nuôi ong chúa giống

CẦN THƠ Hiện mỗi con ong chúa giống do Tạo sản xuất có giá từ 200.000 đồng. Trung bình mỗi tháng Tạo cung cấp ra thị trường khoảng 800 con, thu nhập gần 20 triệu đồng.

Nông nghiệp Hải Phòng kỳ vọng đột phá sau sáp nhập

HẢI PHÒNG Sau hợp nhất, thế mạnh về biển của Hải Phòng và nông nghiệp công nghệ cao của Hải Dương hứa hẹn sẽ tạo ra cực tăng trưởng mới, giúp phát huy được các tiềm năng.

Tiết kiệm hơn 30% chi phí phân bón nhờ phương pháp dúi phân

SƠN LA Phương pháp bón dúi phân kết hợp kỹ thuật cấy hàng rộng - hàng hẹp giúp giảm thất thoát, giảm số lần bón phân, chi phí phân bón giảm khoảng 30%, hạn chế sâu bệnh.

Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 3 tuyên truyền chống IUU

Vĩnh Long Chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) là trách nhiệm của ngư dân, cơ quan chức năng và toàn xã hội.

Bình luận mới nhất