| Hotline: 0983.970.780

"Lò" luyện gà chọi nổi tiếng miền Tây

Chủ Nhật 22/09/2019 , 17:17 (GMT+7)

Huyện Chợ Lách (Bến Tre) đang phát triển mạnh mô hình nuôi gà trống (gà chọi) ở trong vườn cây ăn trái và dưới tán dừa.

Huyện Chợ Lách vườn cây ăn trái rợp bóng nên rất thích hợp nuôi gà trống nòi. Hầu như nhà nào cũng nuôi gà nòi từ vài con đến hàng trăm con để bán.
Trung bình mỗi con gà trống bán trên 1,5 triệu đồng nhưng có con gà hay, dáng đẹp đá giỏi có giá hàng chục triệu đồng là chuyện rất bình thường.
Làng nuôi gà trống nỗi tiếng nhất huyện Chợ Lách, tập trung nhiều ở 3 xã như: Vĩnh Bình, Long Thới và Vĩnh Thành.

Anh Đỗ Văn Hiền, ấp Phú Bình, xã Vĩnh Bình, huyện Chợ Lách nuôi có gần 10 năm trong nghề nuôi gà trống nòi bán cho biết: Nuôi gà trống cũng giống như nuôi gà bình thường. Quan trọng ban đầu chọn giống gà bố mẹ khỏe, tướng tá đẹp, đá hay…cho nhân giống.

Hiện tại anh Hiền có hơn 150 con gà bố mẹ để nhân giống để tuyển chọn ra những con gà trống có mã đẹp nuôi trở thành “chiến kê”.
Bình quân mỗi năm anh Hiền xuất bán cho thị trường gần 120 con trống đá đem lại thu nhập trên 350 triệu đồng.
Đa phần hiện nay trại nuôi gà đá của anh Hiền chủ yếu bán cho thị trường Campuchia, con thấp nhất 1,5 triệu đồng, cao nhất lên hàng chục triệu đồng/con.
Theo anh Hiền, nếu nuôi được nhiều con gà hay, tướng tá chân cẳn đẹp, nhanh nhẹn, tung đòn giỏi thì tiền bán càng cao.
Gà nòi giống Bến Tre có trọng lượng trung bình từ 1,5 – 2,5 kg/con (gà lông), được nuôi dưới tán dừa, thức ăn chủ yếu là côn trùng, lúa nên thịt dai, thơm, thớ thịt mịn, săn chắc. Thời gian nuôi gà trống từ 7-9 tháng có thể xuất chuồng.
Nuôi gà trống đá là nhốt riêng mỗi chuồng rộng 1m2 dành riêng cho một con, mỗi ngày phải vệ chuồng trại sạch sẽ.
Đa số bà con nuôi gà trống đá hiện nay đều cho thu nhập cao gấp hơn 10 lần so với nuôi gà thịt truyền thống.
Gà đá mỗi con mỗi vẻ, màu sắc đa dạng như gà điều, gà xám, gà ô, gà tía, gà chuối...
Một lão nông ở xã Long Thới cho rằng, ở xứ Chợ Lách bây giờ rất ít người đá gà mà chủ yếu nuôi, huấn luyện thành những gà chiến để cung ứng khắp các tỉnh, thành và thậm chí còn xuất bán sang tận Campuchia.
Nghề nuôi gà đá ở Chợ Lách đang được địa phương quan tâm, khôi phục lại như nghề truyền thống nhằm giúp người dân phát triển thêm kinh tế gia đình.
Ông Bùi Thanh Liêm, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Chợ Lách cho biết: Nghề nuôi gà đá ở địa phương có từ rất lâu đời, bây giờ hầu như xã nào cũng nuôi theo hình thức hộ gia đình từ vài chục đến vài trăm con. Hiện tại, địa phương định hướng xây dựng thương hiệu “gà nòi Chợ Lách” và phát triển thành làng nghề nuôi bài bản để cung ứng theo đơn đặt hàng.
Theo ông Liêm, nghề nuôi gà đá ở Chợ Lách giờ đang được phát triển theo hướng mới nhằm giữ nguồn gen quý hiếm của những “chiến kê” lừng danh khắp Nam Bộ thời xưa. Đồng thời, nhiều người muốn giữ thú chơi gà chọi trong dịp các lễ hội như là nét văn hóa truyền thống của địa phương.

 

Xem thêm
Nuôi 7.000 gà lấy trứng, nông dân lỗ gần 2 triệu đồng mỗi ngày

Giá trứng hiện quanh mốc 1.300 - 1.400 đồng/quả và theo dự đoán, sau dịp lễ 30/4 và 1/5, có thể tụt xuống 1.000 - 1.100 đồng/quả.

Nắng nóng gay gắt khiến cua nuôi chết rải rác

CÀ MAU Điều kiện khí hậu nắng nóng khắc nghiệt khiến tôm nuôi, cua nuôi bị chết rải rác, người nuôi lo lắng.

Về vùng nếp Quạ đen 200 ha dùng vôi bột diệt ốc bươu vàng

Sau 3 năm trở lại, tôi bất ngờ khi ông Đinh Văn Dự -Tổ trưởng Tổ khuyến nông xã Thắng Sơn báo tin 100% diện tích vụ mùa quê mình cấy nếp Quạ đen.

Sống chung với khô hạn: [Bài 2] Tưới tiên tiến giảm áp lực nguồn nước

Những năm qua, người dân Ninh Thuận đua nhau lắp đặt các thiết bị tưới tiên tiến nhằm tiết kiệm nước, thích ứng với nắng nóng, khô hạn kéo dài.

Biến lá khóm thành tơ sợi

TIỀN GIANG Mỗi ngày, anh Nguyễn Ngọc Quyền ở Tiền Giang thu gom 2 tấn lá khóm để sản xuất 15kg tơ sợi cung ứng cho các nhà máy đánh bông, dệt vải.

Tôm giống tốt 'mở đường' thắng lợi cho vụ xuân hè

Hà Tĩnh Ngoài yếu tố vệ sinh ao hồ, chất lượng con giống là yêu cầu hàng đầu để quyết định thắng lợi hay thất bại vụ nuôi tôm xuân hè năm 2025.

Sơn La chuẩn bị tuần tra bảo vệ rừng khu vực biên giới

Sơn La chuẩn bị tuần tra bảo vệ, phát triển rừng, phòng cháy chữa cháy rừng (PCCCR) khu vực vành đai biên giới thuộc địa phận huyện Yên Châu.