| Hotline: 0983.970.780

Liên kết sản xuất lúa hướng hữu cơ, nông dân lãi 30 triệu đồng/ha

Chủ Nhật 09/07/2023 , 17:09 (GMT+7)

QUẢNG BÌNH Mô hình liên kết sản xuất lúa chất lượng cao theo hướng hữu cơ gắn với tiêu thụ sản phẩm cho nông dân Quảng Bình lợi nhuận hơn 30 triệu đồng/ha.

Vụ xuân 2023, Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư Quảng Bình phối hợp cùng Tổng Công ty Sông Gianh xây dựng mô hình sản xuất lúa chất lượng cao Hương Bình theo hướng hữu cơ gắn với liên kết, tiêu thụ sản phẩm và xây dựng thương hiệu lúa vụ xuân.

Mô hình liên kết sản xuất lúa chất lượng cao tại HTX Sản suất Kinh doanh dịch vụ nông nghiệp Mỹ Lộc Hạ (xã An Thủy, huyện Lệ Thủy, Quảng Bình) cho nông dân lãi gần 30 triệu đồng/ha. Ảnh: T.P.

Mô hình liên kết sản xuất lúa chất lượng cao tại HTX Sản suất Kinh doanh dịch vụ nông nghiệp Mỹ Lộc Hạ (xã An Thủy, huyện Lệ Thủy, Quảng Bình) cho nông dân lãi gần 30 triệu đồng/ha. Ảnh: T.P.

Theo đó, mô hình sản xuất lúa chất lượng cao Hương Bình theo hướng hữu cơ gắn với liên kết, chế biến và tiêu thụ sản phẩm được triển khai trên diện tích 65ha tại HTX Sản suất Kinh doanh dịch vụ nông nghiệp Mỹ Lộc Hạ (xã An Thủy, huyện Lệ Thủy, Quảng Bình) với 124 hộ tham gia.

Các hộ tham gia mô hình thu hoạch lúa với năng suất đạt từ 75 - 78 tạ/ha. Về phía doanh nghiệp, đã thu mua tại ruộng cho bà con với giá cao hơn giá thị trường và hỗ trợ bà con bao bì đựng lúa, công vận chuyển từ ruộng lên điểm tập kết thu mua.

Theo hoạch toán của nông dân, 1ha lúa Hương Bình sản xuất theo hướng hữu cơ sau khi trừ chi phí và công lao động cho lãi gần 30 triệu đồng/ha, cao hơn so với sản xuất đại trà khoảng 12 - 15%.

Xem thêm
Người nuôi heo có lời nhưng vẫn dè dặt tái đàn

ĐBSCL Giá heo hơi tại ĐBSCL tăng mạnh, giúp nhiều hộ nuôi có lãi khá, tuy nhiên, lo ngại dịch bệnh và chi phí cao khiến nhiều người không dám mạnh dạn tái đàn.

Chuyện thú y cơ sở: [Bài 1] Điểm tựa cho người chăn nuôi

QUẢNG BÌNH Trong 10 năm qua, lực lượng thú y cơ sở Quảng Bình đã trải qua giải thể rồi tái lập, để lại dấu ấn trong công tác phòng, chống dịch bệnh cho vật nuôi

Hợp tác nghiên cứu và chuyển giao công nghệ canh tác sầu riêng

ĐẮK LẮK Chiều 12/5, Viện Khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên và Hiệp hội sầu riêng Đắk Lắk ký hợp tác nghiên cứu, chuyển giao công nghệ trong canh tác sầu riêng.

Tối ưu vận hành liên hồ chứa bằng công nghệ và dữ liệu

Khi tài nguyên nước trở nên khan hiếm và biến động khó lường, ngành thủy lợi chủ động tái cấu trúc cách thức quản lý dựa trên nền tảng công nghệ và dữ liệu.

Đồng Tháp tập huấn về AI cho cán bộ và người dân

Đồng Tháp tổ chức tập huấn AI nhằm nâng cao nhận thức chuyển đổi số cho cán bộ, công chức, viên chức và người dân trên địa bàn tỉnh.

Nuôi biển tiên tiến - xu hướng tất yếu: [Bài 1] Tiến ra vùng biển hở

Nuôi biển bằng công nghệ tiên tiến, tiến ra biển xa là xu hướng tất yếu khi vùng ven bờ đã tồn tại một số bất cập.

Trong 4 năm, Ba Tri trồng gần 900.000 cây xanh

Bến Tre Trong giai đoạn 2021-2024, Ba Tri trồng được gần 900.000 cây xanh các loại, tạo cảnh quan ngày càng xanh - sạch - đẹp, tăng cường khả năng phòng hộ, giảm nhẹ thiên tai.