| Hotline: 0983.970.780

Liên kết để nuôi ‘tôm sạch’ trên cát theo hướng bền vững

Thứ Tư 19/10/2022 , 16:31 (GMT+7)

THỪA THIÊN - HUẾ Việc người dân liên kết với doanh nghiệp, từ khâu nuôi trồng, thu mua sản phẩm theo hướng an toàn sinh học giúp con tôm nuôi có chỗ đứng tại các thị trường Âu, Mỹ.

Tôm nuôi theo hướng an toàn sinh học và đạt yêu cầu thì doanh nghiệp sẽ thu mua toàn bộ sản phẩm nên nông dân rất yên tâm về đầu ra. Ảnh: CĐ.

Tôm nuôi theo hướng an toàn sinh học và đạt yêu cầu thì doanh nghiệp sẽ thu mua toàn bộ sản phẩm nên nông dân rất yên tâm về đầu ra. Ảnh: CĐ.

Những năm qua, xuất khẩu sản phẩm tôm nuôi của Việt Nam tuy đã có những bước phát triển đột phá, nhưng không ít doanh nghiệp ngành tôm cho rằng thị trường xuất khẩu vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Tuy vậy, giá sản phẩm tôm ở Thừa Thiên - Huế và các tỉnh khu vực miền Trung luôn được được các doanh nghiệp chuyên chế biển thủy sản xuất khẩu thu mua cao hơn các vùng nuôi khác trên cả nước, bởi chất lượng vượt trội của tôm nuôi vùng này.

Là một trong những hộ tiên phong liên kết với doanh nghiệp để nuôi “tôm sạch” xuất khẩu, ông Hoàng Văn Nhung, trú xã Điền Lộc, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế đã quyết định chuyển đổi 2 ha diện tích nuôi tôm theo phương pháp truyền thống ao vuông sang mô hình nuôi tôm ao tròn.

Theo ông Nhung, ưu điểm vượt trội của mô hình này là vấn đề xử lý nguồn nước qua hệ thống ao lắng lọc, áp dụng quy trình nuôi tôm 3 giai đoạn, hạn chế thấp nhất rủi ro do dịch bệnh, tôm được nuôi theo hướng an toàn sinh học. Đặc biệt, nếu tôm nuôi đạt được những tiêu chuẩn khắt khe đặt ra thì doanh nghiệp sẽ thu mua toàn bộ sản phẩm nên nông dân rất yên tâm về đầu ra.

Là một trong những doanh nghiệp hàng đầu về chế biến và bảo quản thủy sản đông lạnh tại khu vực miền Trung, từ hơn 10 năm trước, Công ty Cổ phần Chăn nuôi CP Việt Nam - Chi nhánh đông lạnh Thừa Thiên Huế đã đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất chế biến tôm tại huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên – Huế. Mỗi năm nhà máy cần công suất tối đa khoảng 12 ngàn tấn tôm nguyên liệu để xuất khẩu sang các thị trường ở Mỹ, Châu Âu và Nhật Bản.

Theo đại diện Chi nhánh đông lạnh Thừa Thiên Huế, hiện nay dù nguồn tôm nguyên liệu trên thị trường khá dồi dào, nhưng với các phân khúc thị trường có tiêu chuẩn khắt khe như các nước Âu, Mỹ…thì không phải nguồn tôm nuôi nào cũng đáp ứng được yêu cầu, đặc biệt là về vấn đề dư lượng kháng sinh và chất cấm trong con tôm.

Những Farm nuôi tôm áp dụng công nghệ cao với quy trình chặt chẽ luôn được doanh nghiệp ưu tiên chọn lựa để liên kết sản xuất. Ảnh: CĐ.

Những Farm nuôi tôm áp dụng công nghệ cao với quy trình chặt chẽ luôn được doanh nghiệp ưu tiên chọn lựa để liên kết sản xuất. Ảnh: CĐ.

Để sản phẩm tôm xuất khẩu đáp ứng được tiêu chuẩn thị trường, những Farm nuôi tôm áp dụng công nghệ cao với quy trình chặt chẽ luôn được ưu tiên chọn lựa doanh nghiệp. Tại khu vực miền Trung, công ty cũng đã thu mua với giá cả cao hơn so với mặt bằng chung của cả nước từ 2-3 ngàn/kg. Nếu nông dân liên kết với công ty để tạo ra con tôm sạch về mặt sinh học để đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh cho các thị trường khó tính như châu Âu, Nhật Bản, Mỹ thì công ty sẽ bao tiêu 100% sản phẩm.

Anh Phạm Nhật Đế, Trưởng phòng Quản lý chất lượng Công ty Cổ phần Chăn nuôi CP Việt Nam - Chi nhánh đông lạnh Thừa Thiên Huế cho biết: Con tôm nuôi trên cát ở khu vực miền Trung có chất lượng cảm quan màu sắc rất đẹp so với con tôm chung cả nước. Ngoài ra vấn đề hương vị thịt vị của con tôm rất thơm ngon, đáp ứng mong muốn của các thị trường trên thế giới.

“Hiện tại bây giờ nhiều đơn vị thu mua để xuất khẩu gặp một số khó khăn chẳng hạn như size tôm, số lượng, nghiêm trọng hơn nữa là vấn đề xử lý hóa chất và kháng sinh trong tôm. Tuy nhiên với Farm nuôi công nghệ cao như thế này cho ra những lứa tôm đảm bảo chất lượng và mẫu để đáp ứng được nhu cầu xuất khẩu”, ông Đế cho biết.

Việc chuyển đổi nuôi tôm theo phương pháp truyền thống ao vuông sang mô hình nuôi tôm ao tròn được người dân miền Trung ưu tiên lựa chọn. Ảnh: CĐ.

Việc chuyển đổi nuôi tôm theo phương pháp truyền thống ao vuông sang mô hình nuôi tôm ao tròn được người dân miền Trung ưu tiên lựa chọn. Ảnh: CĐ.

Trên thực tế, thời gian qua, việc liên kết với doanh nghiệp, từ khâu nuôi trồng đến thu mua sản phẩm, sản phẩm tôm nuôi tại tỉnh Thừa Thiên - Huế nói riêng, các tỉnh miền Trung nói chung đã đủ tiêu chuẩn để xuất khẩu sang các  các thị trường Âu, Mỹ.

Một khi sản phẩm tôm nuôi có đầu ra bền vững, sẽ dần làm thay đổi nhận thức của nông dân, hướng đến xây dựng một nền nuôi trồng thủy sản năng suất, hiệu quả và an toàn gắn với khai thác hiệu quả tiềm năng lợi thế của vùng cát ven biển Thừa Thiên - Huế.

Xem thêm
Bình Phước chú trọng phát triển chăn nuôi theo chuỗi giá trị

Sáng 19/4, đoàn công tác Bộ Nông nghiệp và Môi trường do Thứ trưởng Phùng Đức Tiến làm trưởng đoàn có buổi làm việc tại tỉnh Bình Phước.

Hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó và 50% bệnh viêm da nổi cục

QUẢNG BÌNH Trong 2025, huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) tiếp tục bố trí nguồn kinh phí hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó, 50% vacxin viêm da nổi cục và tụ huyết trùng trâu, bò.

'Quy tắc vàng' giúp nông dân trồng rau ít sâu bệnh, an toàn

LÀO CAI Nông dân vùng cao ở Lào Cai ngày càng tuân thủ nghiêm những 'nguyên tắc vàng' để sản xuất rau an toàn, giảm nguy cơ tiếp xúc hóa chất, bảo vệ môi trường.

Tổ khuyến nông cộng đồng 'gần dân, sát ruộng, am hiểu thực tiễn'

TRÀ VINH Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, khuyến nông cộng đồng, hợp tác xã là lực lượng nòng cốt trong triển khai Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

Lúa khỏe, người khỏe, chi phí giảm nhờ drone

Nông dân ngày nay có thể kiểm soát dịch hại từ xa bằng drone, vừa giảm công lao động, tăng hiệu quả, hạn chế rủi ro về sức khỏe và ô nhiễm môi trường.

Uông Bí tăng cường quản lý, bảo vệ rừng, phát triển lâm nghiệp bền vững

QUẢNG NINH Năm 2025, TP Uông Bí đặt mục tiêu trồng mới 2.000 ha rừng, trong đó 101 ha là rừng cây gỗ lớn, bản địa.