| Hotline: 0983.970.780

Lào Cai siết chặt quản lý sử dụng thuốc bảo vệ thực vật

Thứ Bảy 10/09/2022 , 17:58 (GMT+7)

Việc duy trì chứng nhận hữu cơ tại các vùng chè, quế còn gặp khó khăn do chưa xây dựng được vùng đệm an toàn để bảo vệ vùng sản xuất hữu cơ.

Những năm qua, sản xuất trồng trọt tỉnh Lào Cai đã hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung có giá trị kinh tế cao như chè, chuối, dứa, dược liệu, quế, rau trái vụ, cây ăn quả ôn đới... Các vùng sản xuất theo tiêu chuẩn, kỹ thuật ngày càng mở rộng, diện tích được chứng nhận hữu cơ quốc tế được nâng lên (3.500ha quế, 600ha chè); công tác cấp mã số vùng trồng được tích cực triển khai nhằm đáp ứng yêu cầu xuất khẩu.

duoc-1-1724_20200304_626-173245

Các vùng cây dược liệu tại Lào Cai được đặc biệt coi trọng việc kiểm soát sử dụng thuốc BVTV. Ảnh: TL.

Tuy nhiên, tại một số vùng sản xuất hàng hóa vẫn còn tình trạng sử dụng thuốc BVTV ngoài danh mục, còn lạm dụng thuốc BVTV; việc duy trì chứng nhận hữu cơ tại các vùng chè, quế còn gặp khó khăn do chưa xây dựng được vùng đệm an toàn để bảo vệ vùng sản xuất hữu cơ, gây hiện tượng phơi nhiễm thuốc BVTV tại các vùng giáp ranh, ảnh hưởng đến chất lượng và thương hiệu sản phẩm, có nguy cơ bị thu hồi giấy chứng nhận, mất vùng nguyên liệu hữu cơ.

Để quản lý tốt việc sử dụng thuốc BVTV tại vùng sản xuất hàng hóa, Sở NN-PTNT Lào Cai đã đề nghị UBND các huyện, thị xã, thành phố; các doanh nghiệp, HTX tại các vùng sản xuất hàng hóa và các cơ quan liên quan phối hợp rà soát, thống kê vùng đệm xung quanh vùng sản xuất hàng hóa; đẩy nhanh việc cấp mã số vùng trồng; truy suất nguồn gốc sản phẩm; hướng dẫn, hỗ trợ các hộ sản xuất trong vùng liên kết, thành lập các tổ hợp tác, HTX; hình thành và phát triển hoạt động dịch vụ BVTV trong các HTX, tổ hợp tác để thực hiện quản lý sử dụng thuốc BVTV tập trung, hướng tới việc cung cấp các sản phẩm an toàn, đảm bảo khả năng truy xuất nguồn gốc.

Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, UBND các xã, phường, thị trấn hướng dẫn người sản xuất áp dụng các quy trình kỹ thuật, như: GAP, hữu cơ, "3 giảm 3 tăng", "1 phải 5 giảm", hệ thống thâm canh lúa cải tiến (SRI), ứng dụng công nghệ sinh thái, mô hình quản lý dịch hại tổng hợp (IPM)... nhằm quản lý tốt các đối tượng dịch hại, hạn chế sử dụng phân bón, thuốc BVTV hóa học.

Việc xây dựng các vùng quế hữu cơ còn gặp khó khăn do nguy cơ phơi nhiễm thuốc BVTV tại các vùng xung quanh. Ảnh: Lưu Hòa.

Việc xây dựng các vùng quế hữu cơ còn gặp khó khăn do nguy cơ phơi nhiễm thuốc BVTV tại các vùng xung quanh. Ảnh: Lưu Hòa.

Tuyệt đối không sử dụng phân bón, thuốc BVTV hóa học đối với vùng sản xuất hữu cơ và vùng đệm với khoảng cách đúng quy định; khuyến khích sử dụng các hoạt chất sinh học, thảo mộc, ít độc, phân hủy nhanh, vừa phòng trừ được sâu bệnh hại vừa đảm bảo an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường.

Rà soát số lượng bể thu gom vỏ bao bì thuốc BVTV, bổ sung xây mới hàng năm đảm bảo quy định (cần tối thiểu phải có 1 bể chứa thu gom trên diện tích 3ha đất canh tác cây trồng hàng năm và 10 ha đất canh tác cây trồng lâu năm có sử dụng thuốc BVTV). Hướng dẫn việc thu gom, xử lý bao gói thuốc BVTV sau sử dụng đúng quy định.

Tăng cường công tác quản lý, thanh tra, kiểm tra việc kinh doanh, sử dụng thuốc BVTV tại địa phương; xử lý nghiêm hành vi vi phạm về kinh doanh buôn bán sử dụng thuốc BVTV trên địa bàn.

Chủ động lồng ghép, xây dựng tổ dịch vụ BVTV, thúc đẩy các hoạt động dịch vụ BVTV nhằm quản lý tốt thành phần, chủng loại vật tư đầu vào và áp dụng các biện pháp kỹ thuật trong sử dụng thuốc BVTV an toàn, hiệu quả trong sản xuất. Tuyên truyền hướng dẫn thực hiện thu gom bao gói thuốc BVTV và các phế phụ phẩm khác đúng quy định, đảm bảo vệ sinh môi trường.

Đối với các doanh nghiệp liên kết tại các vùng sản xuất đã được chứng nhận đạt tiêu chuẩn hữu cơ, các vùng đang xây dựng sản xuất theo tiêu chuẩn hữu cơ, GAP: Khẩn trương xây dựng các dải cách ly (vùng đệm), đồng thời phối hợp quản lý tốt sản xuất tại dải cách ly và vùng giáp ranh với cánh đồng thông thường để đảm bảo các tiêu chuẩn an toàn cho sản xuất hữu cơ theo quy định.

Hoàn thiện hồ sơ cấp mã số vùng trồng, quản lý vùng trồng thông qua sơ đồ của từng hộ sản xuất, ghi chép nhật ký đồng ruộng, kiểm dịch thực vật...

Xem thêm
Nuôi con đặc sản, thị trường ngách cho chăn nuôi nông hộ: [Bài 2] Trang trại gà Lượng Huệ lớn nhất Tây Ninh

Trang trại gà Lượng Huệ 'khủng' của gia đình anh Nguyễn Năng Cường ở thị trấn Tân Châu (Tây Ninh) là niềm mơ ước của nhiều nông hộ…

Hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó và 50% bệnh viêm da nổi cục

QUẢNG BÌNH Trong 2025, huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) tiếp tục bố trí nguồn kinh phí hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó, 50% vacxin viêm da nổi cục và tụ huyết trùng trâu, bò.

Tổ khuyến nông cộng đồng 'gần dân, sát ruộng, am hiểu thực tiễn'

TRÀ VINH Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, khuyến nông cộng đồng, hợp tác xã là lực lượng nòng cốt trong triển khai Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

Lúa khỏe, người khỏe, chi phí giảm nhờ drone

Nông dân ngày nay có thể kiểm soát dịch hại từ xa bằng drone, vừa giảm công lao động, tăng hiệu quả, hạn chế rủi ro về sức khỏe và ô nhiễm môi trường.

Thả hơn 40.000 con cá giống tái tạo nguồn lợi thủy sản

BẮC NINH Hoạt động thả hơn 40.000 con cá giống của tỉnh Bắc Ninh góp phần phục hồi hệ sinh thái nước ngọt và nâng cao ý thức bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

Uông Bí tăng cường quản lý, bảo vệ rừng, phát triển lâm nghiệp bền vững

QUẢNG NINH Năm 2025, TP Uông Bí đặt mục tiêu trồng mới 2.000 ha rừng, trong đó 101 ha là rừng cây gỗ lớn, bản địa.