| Hotline: 0983.970.780

Làm mật mía ở xứ Nghệ

Thứ Năm 22/03/2012 , 10:46 (GMT+7)

Với mức giá 17.000- 20.000 đ/lít bán ngay tại nhà, người làm mật ở xã Nghĩa Bình, huyện Tân Kỳ, Nghệ An đã khá lên...

Xã Nghĩa Bình, huyện Tân Kỳ, Nghệ An có nghề truyền thống làm mật mía. Sản phẩm mật nơi đây đậm chất quê không chỉ tiêu thụ trong nước mà còn xuất khẩu sang Lào, mang lại nguồn thu nhập khá cho bà con.

Làng Hòn Rô, xã Nghĩa Bình nằm cạnh sông Con, được thành lập từ những năm 1963- 1964, do một số người dân huyện Diễn Châu lên khai khẩn. Hiện diện tích trồng mía của làng khoảng 40 ha đang phát triển tốt, cây to, chữ đường cao.

Thay vì sản phẩm được đem bán hay nhập cho nhà máy đường, người dân chặt dần diện tích mía đó để ép lấy mật đem bán. Mùa làm mật mía thường được bắt đầu từ tháng 10, thời điểm cây mía đủ độ đường và kéo dài đến tháng 3 năm sau. Trước đây khi khoa học kỹ thuật chưa phổ biến, nghề làm mật rất vất vả. Muốn làm được mật, phải huy động rất nhiều nhân lực, dùng sức kéo của trâu, bò để kéo che nên năng suất  kém.

Cho mía vào máy ép

Đến nay, bà con trong làng đã biết cải tiến thay sức kéo của trâu bò bằng sức của máy nổ, mô tơ nên công việc ép mía trở nên đơn giản và hiệu quả cao. Trong quy trình SX ra được mật, công đoạn nấu mật có lẽ là khó khăn nhất, làm sao để mật vừa sáng, vừa thơm ngon, đạt tiêu chuẩn. Cái khó là công đoạn này không có thiết bị kiểm tra, đo lường chất lượng mà chỉ bằng thủ công. Nếu không có kinh nghiệm, kỹ thuật thì mật sẽ không ngon.

Ông Nguyễn Văn Trinh, xóm trưởng xóm 6- một trong những người có thâm niên làm mật mía cho biết: “Nghề ép mật mía khá phức tạp, đòi hỏi phải có kinh nghiệm, nhanh tay bởi trong quá trình nấu mật mía khi bắt đầu sôi, nếu không vớt kịp bọt, làm nước bị trào thì mật sẽ có màu đen, kém thơm ngon”.

Với mức giá 17.000- 20.000 đ/lít bán ngay tại nhà, người làm mật ở Nghĩa Bình đã khá lên. Nhiều gia đình đã dành toàn bộ đất SX để trồng mía. Trung bình mỗi hộ nấu mật, trừ chi phí SX thu về từ 40- 60 triệu đồng/năm. So với trồng lúa, ngô, khoai thì làm mật mía cho thu nhập cao hơn nhiều. Nghề làm mật còn tận dụng nguồn nguyên liệu bã mía làm thức ăn cho trâu bò.

Nấu mật

Sản phẩm mật mía Hòn Rô chủ yếu được thương lái thu mua rồi bán lại cho các cơ sở SX kẹo cu đơ trong tỉnh và các tỉnh lân cận như Hà Tĩnh, Thanh Hóa. Không những làm bánh kẹo, mật mía Hòn Rô rất đặc, thơm ngon, dùng để chế biến các món ăn khác. Do chất lượng tốt, nhiều thương lái đã đến thu gom mật để xuất bán cho nước bạn Lào. Hiện chính quyền xã đang xây dựng đề án mở rộng quy mô trồng và ép mật mía.

Xem thêm
Kiến nghị Bộ Tài chính thống nhất cách tính thuế VAT với thức ăn chăn nuôi

Các hội và hiệp hội vừa có văn bản gửi Bộ Tài chính, đề nghị áp dụng thống nhất quy định về thuế giá trị gia tăng đối với sản phẩm thức ăn chăn nuôi.

Phát hiện bệnh dại, địa phương tổ chức truy bắt chó thả rông

QUẢNG NGÃI Sau khi phát hiện 2 con chó dương tính với bệnh dại, xã Ia Tơi (tỉnh Quảng Ngãi) đã hướng dẫn người dân tiêm phòng và triển khai các biện pháp xử lý ổ dịch.

Nhãn chín sớm giá 25.000 đồng/kg, gấp đôi chính vụ

HƯNG YÊN Tự chọn lọc được giống nhãn chín sớm hơn trà chính vụ khoảng 1 tháng, ông Đỗ bán được nhãn quả với giá 25.000 đồng/kg, gấp đôi nhãn chính vụ.

Chàng trai 22 tuổi mỗi tháng ẵm 20 triệu đồng nhờ nuôi ong chúa giống

CẦN THƠ Hiện mỗi con ong chúa giống do Tạo sản xuất có giá từ 200.000 đồng. Trung bình mỗi tháng Tạo cung cấp ra thị trường khoảng 800 con, thu nhập gần 20 triệu đồng.

Nông nghiệp Hải Phòng kỳ vọng đột phá sau sáp nhập

HẢI PHÒNG Sau hợp nhất, thế mạnh về biển của Hải Phòng và nông nghiệp công nghệ cao của Hải Dương hứa hẹn sẽ tạo ra cực tăng trưởng mới, giúp phát huy được các tiềm năng.

Tiết kiệm hơn 30% chi phí phân bón nhờ phương pháp dúi phân

SƠN LA Phương pháp bón dúi phân kết hợp kỹ thuật cấy hàng rộng - hàng hẹp giúp giảm thất thoát, giảm số lần bón phân, chi phí phân bón giảm khoảng 30%, hạn chế sâu bệnh.

Điểm sáng nghiên cứu khoa học gắn với bảo tồn đa dạng sinh học

Cần Thơ Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, từng bước giúp Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng lập cơ sở dữ liệu đa dạng sinh học, phục vụ lưu trữ các thông tin cần thiết.

Bình luận mới nhất