| Hotline: 0983.970.780

Lâm Đồng: Hỗ trợ kinh phí phòng chống bệnh dịch tả lợn Châu Phi

Chủ Nhật 28/07/2019 , 15:51 (GMT+7)

Trước tình hình dịch tả lợn châu Phi diễn biến hết sức phức tạp trên địa bàn tỉnh, UBND tỉnh Lâm Đồng đã ban hành văn bản số 4503/UBND-NN thống nhất chính sách, đối tượng và mức hỗ trợ kinh phí trong phòng chống bệnh dịch tả lợn Châu Phi từ ngân sách Nhà nước.

Tiêu hủy lợn nhiễm dịch tả lợn Châu Phi ở Lâm Đồng.

Cụ thể: Hỗ trợ người chăn nuôi, hộ nông dân, chủ trang trại, gia trại, tổ hợp tác, hợp tác xã sản xuất trong lĩnh vực chăn nuôi có lợn buộc phải tiêu hủy do bệnh dịch tả lợn châu Phi với mức 25.000 đồng/kg lợn hơi, đối với lợn con, lợn thịt các loại; 30.000 đồng/kg lợn hơi đối với lợn nái, lợn đực đang khai thác.

Hỗ trợ doanh nghiệp chăn nuôi nhỏ và vừa có lợn buộc phải tiêu hủy do bệnh dịch tả lợn châu Phi với mức 8.000 đồng/kg lợn hơi đối với lợn con, lợn thịt các loại; hỗ trợ 10.000 đồng/kg lợn hơi đối với lợn nái, lợn đực đang khai thác.

Đối với chủ hộ nuôi giữ lợn giống cụ kỵ, ông bà hỗ trợ với mức 500.000 đồng/con lợn. Mức hỗ trợ cho các doanh nghiệp tối đa không quá 30% số lỗ do dịch bệnh sau khi đã sử dụng các quỹ dự phòng và tiền bồi thường bảo hiểm (nếu có).

Cũng theo văn bản trên, mức hỗ trợ cho cán bộ thú y và những người tham gia phòng, chống dịch bệnh để thực hiện tiêu hủy gia súc gia cầm, phun hóa chất khử trùng tiêu độc và làm việc tại các trạm, chốt kiểm dịch: ngày làm việc bình thường là 200.000 đồng/người/ngày; ngày nghỉ, ngày lễ, tết là 400.000 đồng/người/ngày.

(Trung tâm Khuyến nông Lâm Đồng)

Xem thêm
Tỷ lệ phủ vacxin đàn vật nuôi tối thiểu 80% mới phát huy hiệu quả

An Giang đang tăng cường giám sát dịch bệnh, khẩn trương tiêm phòng bệnh nguy hiểm, bảo đảm tối thiểu 80% đàn vật nuôi được vacxin bảo vệ.

Phú Yên thất thu vụ lúa đông xuân

Hiện nông dân tỉnh Phú Yên đang thu hoạch rộ lúa đông xuân - vụ lúa quan trọng nhất trong năm, song kém vui vì năng suất, giá bán lúa đều không như kỳ vọng.

Tây Nguyên xanh lên nhờ phụ nữ làm nông bền vững

Nhờ chương trình hỗ trợ, những phụ nữ ở Tây Nguyên đang truyền cảm hứng bằng mô hình nông nghiệp hiệu quả và thân thiện với môi trường.

Sống chung với khô hạn: [Bài cuối] Liên thông hồ chứa, chuyển nước các lưu vực

Dù nguy cơ thiếu nước sản xuất luôn thường trực, song với kế hoạch tưới chi tiết từng mùa vụ cũng như điều tiết khoa học, Ninh Thuận vẫn đảm bảo nước tưới.

Khi nhà nghiên cứu được quyền 'thử sai'

Nghị quyết 57-NQ/TW kỳ vọng mở ra cơ hội cho Viện Lúa ĐBSCL hiện thực hóa các nghiên cứu phục vụ Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao đã ấp ủ nhiều năm.

Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường vùng nuôi trồng thủy sản: [Bài 3] Tiền đề phát triển bền vững

Thông qua các lớp tập huấn về bảo vệ môi trường, vùng nuôi trồng thủy sản tại các địa phương đã góp phần quan trọng vào việc nâng cao nhận thức của người dân.

Chặt phá rừng tự nhiên tại Bắc Kạn đã giảm

Tại tỉnh Bắc Kạn, tình trạng chặt phá rừng tự nhiên quy mô nhỏ vẫn diễn ra, tuy nhiên mức độ, số lượng vụ vi phạm đã giảm đáng kể so với những năm trước.