| Hotline: 0983.970.780

Kỳ vọng mô hình nuôi trai nước ngọt lấy ngọc của chàng trai trẻ

Thứ Ba 11/07/2017 , 07:15 (GMT+7)

Chịu khó tìm tòi, ham học hỏi, anh Trương Đình Tùng (SN 1992) ở thôn Dạo Lưới, xã Đông Hưng, huyện Lục Nam (Bắc Giang) đã nuôi trai trong môi trường nước ngọt thành công, mở ra triển vọng về nghề mới cho người dân nơi đây.

09-35-43_img_0562
Khu ao nuôi trai của anh Tùng

Tốt nghiệp chuyên ngành về xây dựng nhưng Tùng đã không theo nghề mà tập trung vào phát triển nuôi trai lấy ngọc. Tùng chia sẻ: “Em chỉ nghe nói nuôi trai nước mặn chứ chưa nói ở môi trường nước ngọt. Hơn nữa sản phẩm này khá quý mà lại làm ra được nên rất tò mò”.

Vậy là năm 2015, Tùng khăn gói “mục sở thị” mô hình cấy ghép trai lấy ngọc ở tỉnh Ninh Bình. Tìm hiểu về nghề chàng thanh niên trẻ đã “kết” ngay và quyết tâm lập nghiệp từ nghề này. Bị bố ngăn cản song cậu không nản chí, thuyết phục gia đình và cuối cùng nhận được sự ủng hộ. Nhanh nhạy, sáng dạ nên cậu học việc khá nhanh. Người chủ muốn giữ lại để làm việc nhưng anh từ chối cho rằng, mình cần làm giàu trên chính mảnh đất quê mình. Tận dụng ao nhà cạnh hồ Suối Nứa, nguồn nước quanh năm trong mát nên khả năng thành công khá cao. Cùng đó, nguồn trai sẵn có trong tự nhiên dồi dào nên Tùng nuôi 10 nghìn con trên diện tích mặt nước 5 sào.

09-35-43_img_0587
Hạt ngọc trong trai được nuôi sau hơn một năm

Kỹ thuật cấy trai đòi hỏi tỉ mỉ, chính xác. Theo đó, Tùng nhập hạt ngọc được làm bằng chính vỏ trai từ nước ngoài về. Sau đó cấy vào túi tinh tùy theo kích cỡ của trai cộng với cấy ghép mô tế bào. Cấy ghép xong, trai được thả vào trong bể chứa và theo dõi chừng 2 ngày. Từ đây, trai được đựng cố định trong túi lưới và treo xuống ao. Với cách làm này giúp trai không bị lệch thì hạt ngọc mới tròn, đồng thời tảo và các sinh vật phù du sẽ bám vào lưới nhiều hơn, tạo thức ăn đa dạng cho trai. Sau hai năm, trai sẽ phủ lên hạt ngọc đã cấy những lớp ngọc và tăng dần kích thước, màu sắc sáng bóng.

Dẫn khách thăm khu nuôi thả sau hơn một năm, Tùng nhấc một túi trai lên kiểm tra và mổ lấy ngọc. Quan sát cho thấy, mỗi con có hai hạt màu tím, đặc trưng của trai nước ngọt. Ngoài ra, Tùng cũng đã lai tạo trai và tạo hạt ngọc màu trắng. Tùng ước tính với khoảng 1 vạn con trai, đến cuối năm sau thu được chừng 2 vạn hạt ngọc giá bán bình quân 200 - 500 nghìn đồng/viên thì lợi nhuận lên đến hàng tỷ đồng. Thời gian tới, Tùng đang lai tạo để tạo ra ngọc có màu đen - ngọc đang được ưa chuộng và giá bán cao trên thị trường hiện nay.

Tùng cấy ghép hạt ngọc vào trai

 

Xem thêm
Thịt lợn ế ẩm chưa từng có

QUẢNG NGÃI Dịch tả lợn Châu Phi lan rộng ở Quảng Ngãi, gây thiệt hại nặng nề cho người nuôi. Các tiểu thương bán thịt lợn cũng rơi vào cảnh ế ẩm chưa từng có.

Bị xử phạt 5,5 triệu đồng do vứt xác lợn chết ra môi trường

TUYÊN QUANG Từ 19 đến 22/7, tỉnh Tuyên Quang buộc phải tiêu hủy 5.481 con lợn mắc dịch tả lợn Châu Phi tại 376 hộ thuộc 114 thôn, 22 xã, với tổng trọng lượng hơn 304 tấn.

Thử nghiệm khắc phục vùng trồng sầu riêng bị nhiễm cadimi

ĐỒNG THÁP Đồng Tháp - địa phương có diện tích sầu riêng lớn nhất ĐBSCL tiên phong thử nghiệm mô hình giải độc cadimi, mở ra hướng canh tác bền vững và an toàn.

Nhà máy đường An Khê mở rộng thêm 2.000 hecta mía nguyên liệu mỗi vụ

GIA LAI Theo kế hoạch, mỗi vụ sản xuất Nhà máy đường An Khê sẽ mở rộng diện tích vùng nguyên liệu mía thêm 2.000 hecta.

Thiếu dữ liệu, nông hộ cà phê khó đáp ứng quy định EUDR

Hơn 600.000 nông hộ cà phê Việt Nam đối mặt thách thức lớn khi EU siết yêu cầu truy xuất và chống mất rừng từ cuối năm 2025.

Tiết kiệm hơn 30% chi phí phân bón nhờ phương pháp dúi phân

SƠN LA Phương pháp bón dúi phân kết hợp kỹ thuật cấy hàng rộng - hàng hẹp giúp giảm thất thoát, giảm số lần bón phân, chi phí phân bón giảm khoảng 30%, hạn chế sâu bệnh.

Cần Thơ trồng 5 ha rừng ngập mặn trên đất bãi bồi ven biển

Trồng và bảo vệ rừng hiện không còn là nhiệm vụ của ngành nông nghiệp và môi trường mà trở thành trách nhiệm chung của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội.

Bình luận mới nhất