| Hotline: 0983.970.780

Kinh tế lâm nghiệp là 'xương sống' của huyện Ba Chẽ

Thứ Hai 23/10/2023 , 14:04 (GMT+7)

QUẢNG NINH Bí thư Huyện ủy Ba Chẽ Vũ Thành Long khẳng định, kinh tế lâm nghiệp đóng vai trò 'xương sống' của địa phương khi sở hữu gần 69.000ha rừng và đất rừng.

90% diện tích tự nhiên của huyện Ba Chẽ là rừng và đất rừng. Ảnh: Nguyễn Thành.

90% diện tích tự nhiên của huyện Ba Chẽ là rừng và đất rừng. Ảnh: Nguyễn Thành.

Huyện Ba Chẽ (Quảng Ninh) có diện tích tự nhiên gần 69.000ha, trong đó, hơn 90% là rừng và đất rừng. Thêm vào đó, điều kiện khí hậu thổ nhưỡng nơi đây phù hợp cho phát triển trồng rừng, đặc biệt là cây gỗ lớn và các loại cây dược liệu như ba kích, trà hoa vàng, nấm lim, các loại sâm... Đây là điều kiện thuận lợi cho phát triển vùng nguyên liệu gỗ, chế biến lâm sản, phát triển kinh tế lâm nghiệp và bảo vệ môi trường.

Bí thư Huyện ủy Ba Chẽ Vũ Thành Long khẳng định, kinh tế lâm nghiệp đóng vai trò “xương sống” của Ba Chẽ. Để có bước phát triển đột phá trong kinh tế lâm nghiệp, dược liệu, Ba Chẽ chú trọng phát triển các cây lâm nghiệp có giá trị cao, cây gỗ lớn, tập trung tái tạo rừng lim. Bên cạnh đó, huyện sẽ tạo vùng nguyên liệu gỗ gắn sản xuất với chế biến lâm sản.

Theo đó, huyện Ba Chẽ đề ra mục tiêu trồng trên 940ha rừng gỗ lớn và cây bản địa. Trong đó, diện tích lim, lát, giổi là 420ha, các loài cây bản địa quế, thông, sa mộc là 520ha và 120ha trà hoa vàng, ba kích, cát sâm. Năm 2023, diện tích trồng dược liệu trên địa bàn huyện đã đạt khoảng 300ha với gần 400 loại dược liệu tự nhiên dưới tán rừng. Riêng năm 2022, toàn huyện trồng mới trên 60ha, đạt 83,5% được giao.

Có thể nói, những cánh rừng không chỉ là nguồn tài nguyên quý, góp phần quan trọng phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ an ninh - quốc phòng, mà còn góp phần thiết thực tạo thêm việc làm, nâng cao thu nhập cho đồng bào dân tộc thiểu số ở địa phương. Kinh tế lâm nghiệp ngày càng phát triển, an ninh rừng ổn định theo hướng bền vững, các hành vi vi phạm Luật Lâm nghiệp sớm được phát hiện và xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

Giai đoạn 2020-2023, toàn huyện Ba Chẽ trồng mới gần 11.000ha rừng, trong đó, trồng rừng gỗ lớn đạt 2.300ha, trồng cây dược liệu đạt 106ha. Ảnh: Nguyễn Thành.

Giai đoạn 2020-2023, toàn huyện Ba Chẽ trồng mới gần 11.000ha rừng, trong đó, trồng rừng gỗ lớn đạt 2.300ha, trồng cây dược liệu đạt 106ha. Ảnh: Nguyễn Thành.

Cùng với việc tận dụng tối đa tiềm năng phát triển và che phủ rừng, công tác bảo vệ, phòng cháy, chữa cháy rừng trên địa bàn huyện được đặc biệt quan tâm, chú trọng. Bên cạnh đó, huyện đã nhận được sự hưởng ứng của đông đảo người dân, đặc biệt là các chủ rừng, những người trực tiếp trồng, chăm sóc và hưởng lợi từ nguồn tài nguyên này.

Theo ông Phạm Thanh Tùng, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Ba Chẽ, để làm tốt công tác bảo vệ, phòng cháy, chữa cháy rừng, cần phải có sự vào cuộc của người dân ở khu vực có rừng. Vì vậy, Hạt Kiểm lâm huyện Ba Chẽ đã phối hợp với Trung tâm Truyền thông văn hóa và các đơn vị tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về công tác quản lý, bảo vệ rừng.

Xem thêm
Chăn nuôi lợn tuần hoàn, công nghệ cao để an toàn, bền vững

HẢI PHÒNG Mô hình chăn nuôi tuần hoàn, ứng dụng công nghệ cao là một điển hình thành công mà còn mở ra hướng đi bền vững, tất yếu cho người chăn nuôi tại Hải Phòng.

Lợn chết như ngả rạ, nhiều hộ chăn nuôi điêu đứng

LÀO CAI Tại xã Quy Mông hàng chục hộ dân đang rơi vào cảnh điêu đứng khi dịch tả lợn Châu Phi bùng phát. Lợn bệnh, lợn chết la liệt, nhiều trang trại đã trống chuồng.

Thử nghiệm khắc phục vùng trồng sầu riêng bị nhiễm cadimi

ĐỒNG THÁP Đồng Tháp - địa phương có diện tích sầu riêng lớn nhất ĐBSCL tiên phong thử nghiệm mô hình giải độc cadimi, mở ra hướng canh tác bền vững và an toàn.

Nhà máy đường An Khê mở rộng thêm 2.000 hecta mía nguyên liệu mỗi vụ

GIA LAI Theo kế hoạch, mỗi vụ sản xuất Nhà máy đường An Khê sẽ mở rộng diện tích vùng nguyên liệu mía thêm 2.000 hecta.

Cần hoàn thiện thông tin về nông hộ để ngành cà phê đáp ứng quy định EUDR

Hơn 600.000 nông hộ cà phê Việt Nam đối mặt thách thức lớn khi EU siết yêu cầu truy xuất và chống mất rừng từ cuối năm 2025.

Tiết kiệm hơn 30% chi phí phân bón nhờ phương pháp dúi phân

SƠN LA Phương pháp bón dúi phân kết hợp kỹ thuật cấy hàng rộng - hàng hẹp giúp giảm thất thoát, giảm số lần bón phân, chi phí phân bón giảm khoảng 30%, hạn chế sâu bệnh.

Biến phụ phẩm thủy sản thành 'vàng xanh': [Bài 3] Biến vỏ sò, ốc biển thành trang sức giá trị cao

TP.HCM Không chỉ xương cá, vỏ tôm… vỏ sò, ốc cũng được các nghệ nhân tận dụng hiệu quả, tái chế thành quà lưu niệm, trang sức có giá trị cao.

Bình luận mới nhất