| Hotline: 0983.970.780

Kinh tế khấm khá nhờ những lồng cá trên sông

Chủ Nhật 13/03/2022 , 13:41 (GMT+7)

Chuyển đổi từ nuôi cá trong ao sang nuôi cá lồng trên sông, nhiều hộ dân ở xã Độc Lập, huyện Quảng Hòa (Cao Bằng) có thu nhập khấm khá, ổn định.

Mô hình nuôi cà lồng tại xóm Nà Phường, xã Độc Lập, huyện Quảng Hòa, tỉnh Cao Bằng. Ảnh: Toán Nguyễn.

Mô hình nuôi cà lồng tại xóm Nà Phường, xã Độc Lập, huyện Quảng Hòa, tỉnh Cao Bằng. Ảnh: Toán Nguyễn.

Ông Đông Bế Thành Đông, xóm Nà Phường, Chủ nhiệm Hợp tác xã cá lồng Pác Đa, xã Độc Lập, huyện Quảng Hòa, tỉnh Cao Bằng tâm sự: Nhiều năm công tác trong ngành thủy lợi, được đi tham quan nhiều nơi, thấy các địa phương như tỉnh Tuyên Quang, Hòa Bình nuôi cá lồng đem lại hiệu quả kinh tế cao nên năm 1991 ông bắt đầu tìm hiểu và thử nuôi cá lồng.

Nuôi cá lồng chi phí đầu tư ban đầu không cao, nhưng phải bỏ nhiều thời gian để chăm sóc. Trước đây, làm lồng cá khá khó khăn và mất nhiều công vì mua sắt thép chưa dễ như bây giờ. Tận dụng lũy tre già sau nhà, tôi chặt xuống, vót lạt buộc làm lồng cá, đóng khung gỗ hai bên sườn làm thành phao.

Tuy nhiên, lồng cá bằng tre thời gian sử dụng không được lâu, chỉ 2 - 3 năm, tỷ lệ cá bị thất thoát cao. Có năm nước lũ lên cao đứt dây trôi mất cả lồng cá. Ngoài ra, việc chưa chú trọng phòng bệnh cho cá cũng gây nhiễm bệnh hàng loạt làm thiệt hại nhiều.

Khoảng chục năm gần đây, sắt thép mua dễ nên ông Đông đầu tư đóng 3 lồng nuôi cá với diện tích trung bình mỗi lồng gần 20m2, cao gần 2m. Sau khi đầu tư lồng sắt để nuôi cá, hiệu quả cho thấy rõ rệt, cá sinh trưởng và phát triển tốt, tỷ lệ thu hồi vốn nhanh. Mỗi lồng nuôi thả khoảng 150 con cá giống, chủ yếu là cá trắm với kích cỡ từ 0,5kg - 0,8kg/con.

Ông Bế Thành Đông, Chủ nhiệm Hợp tác xã cá lồng Pác Đa, xã Độc Lập chia sẻ về kinh nghiệm nuôi cá lồng. Ảnh: Công Hải.

Ông Bế Thành Đông, Chủ nhiệm Hợp tác xã cá lồng Pác Đa, xã Độc Lập chia sẻ về kinh nghiệm nuôi cá lồng. Ảnh: Công Hải.

Trước đây, cá chăn chủ yếu bằng lá, thân cây chuối nhưng hiện nay chủ yếu là bỏ diện tích trồng ngô để trồng cỏ voi chăn cá. Có thể chăn thêm ngô nấu chín để cá phát triển tốt hơn. Ngoài thức ăn, ngay từ khi nhập cá giống về phải chú ý sát khuẩn bằng nước muối.

Nếu cá có dấu hiệu rối loạn tiêu hóa cần sử dụng vôi bột, lá xoan vò nát để chữa trị kịp thời. Sau 8 - 9 tháng nuôi có thể đạt trọng lượng mỗi con từ 3 - 5 kg, ông Đông cho biết thêm. Với giá bán khoảng 100.000 - 120.000 đồng/kg như hiện nay, mỗi năm, 3 lồng cá của ông Đông cho khoảng 1,5 tấn cá, trừ chi phí đem lại thu nhập ổn định hơn 100 triệu đồng.

Thấy hiệu quả kinh tế cao so với trồng lúa, nhiều hộ dân trong xóm đã đến nhà ông Đông học tập mô hình nuôi cá lồng. Được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của ông Đông, nhiều hộ dân đã tận dụng hơn 3ha diện tích mặt nước để nuôi cá lồng.

Từ vài lồng cá, cả xóm Nà Phường hiện nay có khoảng 20 hộ nuôi với hơn 40 lồng cá, mỗi hộ nuôi trung bình từ 1 - 3 lồng, chủ yếu là cá trắm, rô phi đơn tính. Từ nuôi cá lồng, nhiều hộ cho thu nhập trung bình từ 70 - 80 triệu đồng/năm, tạo thu nhập ổn định cho bà con.

Ông Bế Thành Đông thường xuyên kiểm tra tình hình sinh trường và phát triển của đàn cá. Ảnh: Công Hải.

Ông Bế Thành Đông thường xuyên kiểm tra tình hình sinh trường và phát triển của đàn cá. Ảnh: Công Hải.

Với mục tiêu mở rộng quy mô, tạo thương hiệu cá lồng địa phương, năm 2019, xã Độc Lập đã hướng dẫn các hộ nuôi cá thành lập Hợp tác xã cá lồng Pác Đa với 17 thành viên. Hàng tháng, các thành viên thường xuyên gặp gỡ, trao đổi về tình hình chăn thả, chăm sóc, phòng trừ bệnh cho cá. Thống nhất với nhau về quy trình chăm sóc, cho cá ăn, không sử dụng thức ăn tăng trọng để giữ được chất lượng cá, đảm bảo uy tín với khách hàng.

Ông Hoàng Văn Thi, Chủ tịch UBND xã Độc Lập, huyện Quảng Hòa, tỉnh Cao Bằng cho biết: Xã có diện tích mặt nước khá lớn, thuận lợi cho mô hình nuôi cá lồng. Từ mô hình nuôi cá lồng ở xóm Nà Phường, nhiều hộ dân ở một số xóm khác có diện tích mặt nước đã học tập mô hình. Toàn xã hiện có gần 40 hộ nuôi cá lồng với tổng số hơn 80 lồng cá.

Hiện nay, đầu ra của sản phẩm cá lồng ở Độc Lập vẫn chủ yếu bán trong huyện và ngoài thành phố Cao Bằng nên chưa ổn định, khó khăn để mở rộng mô hình.

Thời gian tới, chính quyền địa phương sẽ phối hợp với ngành nông nghiệp huyện Quảng Hòa tìm đầu ra ổn định để mở rộng, tăng sản lượng cá nuôi lồng, góp phần đem lại thu nhập cao và ổn định hơn cho người dân.

Xem thêm
Cho ăn thảo dược, ngựa bạch Sìn Hồ nuôi không kịp bán

LAI CHÂU Về cao nguyên Sìn Hồ, tận thấy những đàn ngựa bạch khỏe khoắn, chạy như bay trên đồng cỏ. Có được như vậy là nhờ cách chăm sóc ngựa đặc biệt của người nuôi.

Phát hiện bệnh dại, địa phương tổ chức truy bắt chó thả rông

QUẢNG NGÃI Sau khi phát hiện 2 con chó dương tính với bệnh dại, xã Ia Tơi (tỉnh Quảng Ngãi) đã hướng dẫn người dân tiêm phòng và triển khai các biện pháp xử lý ổ dịch.

Nhãn chín sớm giá 25.000 đồng/kg, gấp đôi chính vụ

HƯNG YÊN Tự chọn lọc được giống nhãn chín sớm hơn trà chính vụ khoảng 1 tháng, ông Đỗ bán được nhãn quả với giá 25.000 đồng/kg, gấp đôi nhãn chính vụ.

Chàng trai 22 tuổi mỗi tháng ẵm 20 triệu đồng nhờ nuôi ong chúa giống

CẦN THƠ Hiện mỗi con ong chúa giống do Tạo sản xuất có giá từ 200.000 đồng. Trung bình mỗi tháng Tạo cung cấp ra thị trường khoảng 800 con, thu nhập gần 20 triệu đồng.

Nông nghiệp Hải Phòng kỳ vọng đột phá sau sáp nhập

HẢI PHÒNG Sau hợp nhất, thế mạnh về biển của Hải Phòng và nông nghiệp công nghệ cao của Hải Dương hứa hẹn sẽ tạo ra cực tăng trưởng mới, giúp phát huy được các tiềm năng.

Tiết kiệm hơn 30% chi phí phân bón nhờ phương pháp dúi phân

SƠN LA Phương pháp bón dúi phân kết hợp kỹ thuật cấy hàng rộng - hàng hẹp giúp giảm thất thoát, giảm số lần bón phân, chi phí phân bón giảm khoảng 30%, hạn chế sâu bệnh.

Điểm sáng nghiên cứu khoa học gắn với bảo tồn đa dạng sinh học

Cần Thơ Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, từng bước giúp Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng lập cơ sở dữ liệu đa dạng sinh học, phục vụ lưu trữ các thông tin cần thiết.

Bình luận mới nhất