| Hotline: 0983.970.780

Kiên Giang: Đánh giá giống lúa cao sản

Thứ Ba 19/02/2019 , 14:30 (GMT+7)

Theo ý kiến đóng góp của nông dân, hiện tiêu chí hàng đầu khi họ chọn giống lúa để canh tác chính là đáp ứng tốt thị trường đầu ra, bán được giá cao, tiếp đến mới là tính thích nghi, chống chịu sâu bệnh… 

Tại Trại Giống Nông nghiệp Mỹ Lâm (xã Mỹ Phước, huyện Hòn Đất, Kiên Giang), Trung tâm Giống nông lâm ngư nghiệp Kiên Giang vừa tổ chức hội thảo đánh giá giống lúa cao sản vụ ĐX 2018-2019, với sự tham dự của gần 200 đại biểu là lãnh đạo ngành nông nghiệp, các trung tâm, doanh nghiệp, đại lý sản xuất, kinh doanh giống cây trồng và nông dân.

11-31-52_2_di_bieu_thm_qun_thuc_te_dong_ruong_de_dnh_gi_binh_chon_giong_lu_co_sn_2
Đại biểu tham quan thực tế đồng ruộng để đánh giá bình chọn giống lúa cao sản

Tham dự hội thảo, đại biểu đã được nghe các kỹ sư của Trung tâm trình bày về kết quả nghiên cứu, chọn tạo giống lúa mới, các đặc tính sinh học của một số giống lúa đang được bà con quan tâm. Riêng bộ giống GKG do Trung tâm nghiên cứu chọn tạo, từ những giống ban đầu GKG 1, GKG 5, GKG 9... đã phát triển đến GKG 29, GKG 34, GKG 35, GKG 45… Trong đó, có một số giống đã được Cục Trồng trọt (Bộ NN-PTNT) công nhận chính thức, với các đặc tính chống chịu phèn, mặn khá, kháng sâu bệnh, năng suất cao, hạt gạo dài đạt tiêu chuẩn xuất khẩu…

Theo ý kiến đóng góp của nông dân, hiện tiêu chí hàng đầu khi họ chọn giống lúa để canh tác chính là đáp ứng tốt thị trường đầu ra, bán được giá cao, tiếp đến mới là tính thích nghi, chống chịu sâu bệnh… Bởi với trình độ thâm canh lúa ngày càng cao, nông dân hoàn toàn có thể điều chỉnh cơ cấu mùa vụ, phòng chống dịch bệnh hiệu quả để đạt được năng suất cao.

Trước khi diễn ra hội thảo, các đại biểu đã được tham quan, đánh giá thực tế ruộng chuyên sản xuất lúa giống của trại, với hàng chục giống lúa do Trung tâm tự nghiên cứu, chọn tạo và của các Viện, trường, doanh nghiệp gửi khảo nghiệm. Qua đó, nông dân đã đánh giá, bình chọn, trong đó 8 giống lúa được bình chọn cao nhất, gồm: GKG 31, GKG 42, GKG 41, GKG 40, GKG 45, OM 429, OM 22 và GKG 43.

Xem thêm
Bình Phước chú trọng phát triển chăn nuôi theo chuỗi giá trị

Sáng 19/4, đoàn công tác Bộ Nông nghiệp và Môi trường do Thứ trưởng Phùng Đức Tiến làm trưởng đoàn có buổi làm việc tại tỉnh Bình Phước.

Hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó và 50% bệnh viêm da nổi cục

QUẢNG BÌNH Trong 2025, huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) tiếp tục bố trí nguồn kinh phí hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó, 50% vacxin viêm da nổi cục và tụ huyết trùng trâu, bò.

Tổ khuyến nông cộng đồng 'gần dân, sát ruộng, am hiểu thực tiễn'

TRÀ VINH Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, khuyến nông cộng đồng, hợp tác xã là lực lượng nòng cốt trong triển khai Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

Lúa khỏe, người khỏe, chi phí giảm nhờ drone

Nông dân ngày nay có thể kiểm soát dịch hại từ xa bằng drone, vừa giảm công lao động, tăng hiệu quả, hạn chế rủi ro về sức khỏe và ô nhiễm môi trường.

Nửa tấn cá thả xuống sông Cầu Phủ tái tạo nguồn lợi thủy sản

Hà Tĩnh Các loài cá truyền thống như trắm, trôi, mè, chép, cá lóc, cá trê… vừa được thả xuống sông Cầu Phủ nhằm tái tạo nguồn lợi thủy sản.

Uông Bí tăng cường quản lý, bảo vệ rừng, phát triển lâm nghiệp bền vững

QUẢNG NINH Năm 2025, TP Uông Bí đặt mục tiêu trồng mới 2.000 ha rừng, trong đó 101 ha là rừng cây gỗ lớn, bản địa.