| Hotline: 0983.970.780

Kiếm trăm triệu từ cây trúc sào

Thứ Năm 05/11/2020 , 07:45 (GMT+7)

Cây trúc sào giúp nhiều hộ dân huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng thu về hàng trăm triệu đồng, đem lại cuộc sống no ấm.

Dọc theo quốc lộ 34 từ huyện Nguyên Bình tới huyện Bảo Lạc, cây trúc sào được trồng bạt ngàn dọc hai bên đường, trên thung lũng, sườn đồi. Huyện Nguyên Bình là vùng đất thích hợp cho cây trúc phát triển. Trúc sào trồng ở đây có đặc điểm thân thẳng, to, tròn đều, dễ uốn nên được các cơ sở sản xuất rất ưa chuộng. Những năm gần đây, huyện đã đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người dân tận dụng những khe núi, đất đồi để đưa cây trúc vào trồng, mở rộng diện tích.

Đường về huyện Nguyên Bình tràn ngập cây trúc sào.

Đường về huyện Nguyên Bình tràn ngập cây trúc sào.

Ông Đinh Văn Duyệt, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Nguyên Bình cho biết: Trước đây, bà con vẫn trồng theo lối truyền thống, không tập trung, chưa đem lại hiệu quả kinh tế cao. Từ năm 2000 đến nay, huyện hỗ trợ giống, phân bón, kỹ thuật trồng, chăm sóc trúc sào. Được người dân hưởng ứng, nhiều vùng đất trống, khu đồi bỏ hoang đã được phủ màu xanh của trúc sào. Năm 2010, huyện đưa cây trúc vào chương trình sản xuất hàng hóa nông lâm nghiệp, xác định đây là cây trồng chính để xóa đói giảm nghèo.

Xã Ca Thành có 100% xóm đều trồng trúc sào với diện tích tập trung hơn 540 ha, trong đó 400 ha cho khai thác. Đa số các hộ dân trồng từ 1 - 3 ha, nhiều gia đình có từ 3 - 10 ha trúc. Ông Lý Phương Sinh, xóm Xà Pèng, xã Ca Thành chia sẻ: Gia đình tôi trồng trúc hơn 20 năm rồi. Từ diện tích nhỏ lẻ, đến nay, đã mở rộng trồng hơn 10 ha, mỗi năm cho thu nhập gần 200 triệu đồng. Ngoài trồng trúc, tôi còn đứng ra thu mua sản phẩm của bà con để bán lại cho thương lái.

Mỗi xe trúc sào có giá trị bằng cả tấn thóc.

Mỗi xe trúc sào có giá trị bằng cả tấn thóc.

Từ những diện tích trồng nhỏ lẻ tự phát, huyện Nguyên Bình khảo sát, đánh giá hiệu quả của trúc sào, lựa chọn trồng tại những vùng có điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu phù hợp, hình thành vùng sản xuất tập trung.

Vùng trồng và phát triển trúc sào tập trung tại các xã: Ca Thành, Vũ Nông, Yên Lạc, Triệu Nguyên, Lang Môn, Thành Công, Phan Thanh... Đến nay, diện tích trúc sào của huyện Nguyên Bình đạt 2.160 ha, trong đó đang cho khai thác trên 1.700 ha... Nhiều hộ có thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm.

Trúc sào Nguyên Bình được sử dụng làm chiếu trúc xuất khẩu.

Trúc sào Nguyên Bình được sử dụng làm chiếu trúc xuất khẩu.

Ông Hà Ngọc Tú, Phó Chủ tịch UBND huyện Nguyên Bình cho biết, trúc sào là cây trồng thế mạnh để xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế xã hội ở địa phương. Huyện sẽ tập trung phát triển hạ tầng giao thông để người dân có thể dễ dàng chăm sóc và khai thác. Mục tiêu chính của huyện là tiếp tục mở rộng diện tích trồng mỗi năm khoảng 100 ha, đưa trúc sào trở thành cây trồng hàng hóa có giá trị.

Xem thêm
Bình Phước chú trọng phát triển chăn nuôi theo chuỗi giá trị

Sáng 19/4, đoàn công tác Bộ Nông nghiệp và Môi trường do Thứ trưởng Phùng Đức Tiến làm trưởng đoàn có buổi làm việc tại tỉnh Bình Phước.

Hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó và 50% bệnh viêm da nổi cục

QUẢNG BÌNH Trong 2025, huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) tiếp tục bố trí nguồn kinh phí hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó, 50% vacxin viêm da nổi cục và tụ huyết trùng trâu, bò.

Tổ khuyến nông cộng đồng 'gần dân, sát ruộng, am hiểu thực tiễn'

TRÀ VINH Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, khuyến nông cộng đồng, hợp tác xã là lực lượng nòng cốt trong triển khai Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

Lúa khỏe, người khỏe, chi phí giảm nhờ drone

Nông dân ngày nay có thể kiểm soát dịch hại từ xa bằng drone, vừa giảm công lao động, tăng hiệu quả, hạn chế rủi ro về sức khỏe và ô nhiễm môi trường.

Nửa tấn cá thả xuống sông Cầu Phủ tái tạo nguồn lợi thủy sản

Hà Tĩnh Các loài cá truyền thống như trắm, trôi, mè, chép, cá lóc, cá trê… vừa được thả xuống sông Cầu Phủ nhằm tái tạo nguồn lợi thủy sản.

Uông Bí tăng cường quản lý, bảo vệ rừng, phát triển lâm nghiệp bền vững

QUẢNG NINH Năm 2025, TP Uông Bí đặt mục tiêu trồng mới 2.000 ha rừng, trong đó 101 ha là rừng cây gỗ lớn, bản địa.