| Hotline: 0983.970.780

Kiểm soát tốt dịch bệnh gia súc, gia cầm

Thứ Tư 25/03/2020 , 09:30 (GMT+7)

Trước diễn biến phức tạp dịch bệnh gia súc gia cầm, Thủ tướng Chính phủ vừa có Chỉ thị về việc tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp ngăn chặn…

 

Từ đầu năm 2020 đến nay, các loại dịch bệnh động vật đã xảy ra ở nhiều tỉnh, thành phố và đang có chiều hướng diễn biến phức tạp; bệnh dịch tả lợn châu Phi đã được kiểm soát và giảm mạnh nhưng nguy cơ tiếp tục xảy ra là rất cao vì chưa có thuốc điều trị, vacxin phòng bệnh.

Để khẩn trương kiểm soát tốt, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tập trung chỉ đạo triển khai quyết liệt đồng bộ các biện pháp phòng, chống dịch bệnh động vật, trong đó tập trung vào một số nhiệm vụ chủ yếu sau đây:

1. Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:

Chỉ đạo các địa phương đang có dịch bệnh động vật: Tập trung các nguồn lực và áp dụng đồng bộ các giải pháp để kiểm soát, xử lý dứt điểm các ổ dịch, không để lây lan, dây dưa kéo dài...

Chỉ đạo địa phương chưa có dịch, địa phương có nguy cơ cao: Tổ chức triển khai quyết liệt, đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp phòng, chống dịch theo đúng tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Tổ chức hướng dẫn người chăn nuôi áp dụng nghiêm các biện pháp kỹ thuật trong chăn nuôi an toàn sinh học. Tổ chức thông tin, tuyên truyền sâu rộng. Kịp thời bố trí kinh phí và các nguồn lực cần thiết cho công tác phòng, chống dịch bệnh...

Thủ tướng yêu cầu phải quyết liệt ngăn chặn dịch bệnh trên gia súc, gia cầm.

Thủ tướng yêu cầu phải quyết liệt ngăn chặn dịch bệnh trên gia súc, gia cầm.

2. Bộ NN-PTNT chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và các địa phương:

Tổ chức theo dõi chặt chẽ, tổng hợp diễn biến tình hình dịch bệnh và báo cáo Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo kịp thời. Tập trung các nguồn lực để tổ chức hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra các địa phương trong việc triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống dịch bệnh động vật.

Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan khẩn trương xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt: Kế hoạch quốc gia phòng, chống bệnh DTLCP giai đoạn 2020 - 2025; Tổ chức đánh giá kết quả thực hiện “Chương trình quốc gia phòng, chống bệnh LMLM giai đoạn 2016 - 2020 và xây dựng, trình Chương trình 2021 - 2025”. Kế hoạch ứng phó với nguy cơ xuất hiện Covid-19 trên động vật…

3. Bộ Công Thương có trách nhiệm: Tăng cường quản lý thị trường, chủ động phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp vận chuyển, tiêu thụ động vật, sản phẩm động vật không được kiểm dịch thú y, không rõ nguồn gốc trên thị trường.

4. Bộ Y tế có trách nhiệm: Chỉ đạo tăng cường giám sát phát hiện sớm những trường hợp nghi nhiễm cúm A/H5N1, A/H5N6 và các loại CGC khác; hướng dẫn các địa phương chủ động giám sát tại cộng đồng, phát hiện sớm trường hợp người mắc bệnh, cách ly, khoanh vùng xử lý triệt để.

5. Bộ Công an có trách nhiệm: Thực hiện điều tra ngăn chặn, bắt giữ, xử lý nghiêm các trường hợp vận chuyển, tiêu thụ động vật, sản phẩm động vật không được kiểm dịch thú y, không rõ nguồn gốc.

6. Bộ Tư lệnh bộ đội biên phòng có trách nhiệm: Phối hợp với chính quyền địa phương thực hiện bắt giữ và xử lý nghiêm các vụ nhập khẩu trái phép gia cầm và sản phẩm gia cầm; tổ chức tuyên truyền cho nhân dân khu vực biên giới.

7. Bộ Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm: Chỉ đạo hệ thống thông tin báo chí trung ương và địa phương đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền sâu rộng về dịch, các yếu tố nguy cơ, các biện pháp phòng chống dịch cúm gia cầm để người dân không hoang mang, chủ động áp dụng các biện pháp phòng bệnh theo hướng dẫn của ngành y tế.

8. Bộ Tài chính có trách nhiệm: Kịp thời bố trí kinh phí phục vụ công tác phòng chống dịch bệnh động vật theo đề nghị của Bộ NN-PTNT; khẩn trương tham mưu bố trí kinh phí mua vắc xin phòng bệnh CGC, LMLM theo các chương trình, kế hoạch quốc gia đã được phê duyệt.

9. Bộ Nội vụ có trách nhiệm: Chủ trì, phối hợp với Bộ NN-PTNT khẩn trương hướng dẫn việc kiện toàn, củng cố và tăng cường năng lực hệ thống cơ quan quản lý chuyên ngành thú y các cấp theo quy định của Luật Thú y, tinh thần chỉ đạo của Ban Bí thư, Quốc hội, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ.

10. Các Bộ, ngành có liên quan theo chức năng, nhiệm vụ được giao chủ động phối hợp để triển khai thực hiện các biện pháp quyết liệt, có hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch bệnh động vật…

Xem thêm
Hơn 2 tấn cá biển chết do virus gây hoại tử thần kinh

QUẢNG NINH Giai đoạn chuyển mùa khiến dịch bệnh trên thủy sản nguy cơ bùng phát mạnh, Quảng Ninh vừa ghi nhận 2,2 tấn cá biển chết do virus gây hoại tử thần kinh.

Sơn La sẽ tổng kết 10 năm đưa cây ăn quả lên đất dốc

Sơn La Sơn La dự kiến sẽ tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện chủ trương trồng cây ăn quả trên đất dốc trong tháng 5/2025.

Sản xuất cà phê sạch, bền vững

Dự án thúc đẩy sản xuất cà phê bền vững, tập trung quản lý chất thải, nâng cao nhận thức nông dân sau gần 2 năm triển khai đã đạt nhiều kết quả tích cực.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

Bàn giải pháp phát triển nông nghiệp, thủy sản tuần hoàn

KIÊN GIANG Chuyển đổi luân canh lúa – thủy sản, rau màu, biến phụ phẩm thành phân bón hữu cơ, than sinh học bón lại cho đất giúp nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp.

Trà Vinh kiểm soát chặt tàu cá không đủ điều kiện hoạt động

Trà Vinh Đây là một trong những nội dung UBND tỉnh Trà Vinh vừa có văn bản giao Sở Nông nghiệp và Môi trường khẩn trương triển khai thực hiện.

Lào Cai: Hỗ trợ hơn 10 tỷ đồng trồng 600 ha trồng rừng gỗ lớn

UBND tỉnh Lào Cai vừa phê duyệt dự án hỗ trợ trồng rừng sản xuất loài cây gỗ lớn khoảng 600 ha trên địa bàn huyện Bảo Thắng năm 2024 - 2025.