| Hotline: 0983.970.780

Khuyến nông dồn lực triển khai mô hình chăn nuôi an toàn sinh học

Thứ Năm 16/04/2020 , 13:46 (GMT+7)

Thực hiện chỉ đạo của Bộ trưởng NN-PTNT đẩy mạnh tái đàn chăn nuôi lợn, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia tập trung xây dựng các mô hình chăn nuôi gắn an toàn sinh học.

Thực hiện chỉ đạo của Bộ NN-PTNT, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia đang đẩy mạnh tuyên truyền, cây dựng các mô hình chăn nuôi an toàn sinh học. Ảnh: Nguyên Huân.

Thực hiện chỉ đạo của Bộ NN-PTNT, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia đang đẩy mạnh tuyên truyền, cây dựng các mô hình chăn nuôi an toàn sinh học. Ảnh: Nguyên Huân.

Thực tế, ngay khi dịch tả lợn Châu Phi lần đầu xuất hiện tại Việt Nam tháng 2/2019, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia đã bắt đầu triển khai xây dựng hàng loạt mô hình chăn nuôi gắn với an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh.

Hiện nay, việc tái đàn tái đàn chăn nuôi lợn đang được Bộ NN-PTNT và các địa phương đẩy mạnh triển khai. Tuy nhiên, do dịch tả lợn Châu Phi vẫn chưa có vắc xin nên Bộ NN-PTNT đặc biệt lưu ý, phải thực sự an toàn mới được phép tái đàn để tránh dịch bệnh bùng phát trở lại.

Theo bà Hạ Thúy Hạnh, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, việc tái đàn khó khăn nhất hiện nay chính là thiếu con giống. Do dịch tả lợn Châu Phi làm thiệt hại khoảng 25% đàn nái tại khu vực chăn nuôi nông hộ. Bên cạnh đó, hầu hết doanh nghiệp hiện đều mở rộng quy mô chăn nuôi và tự nuôi lợn thịt thương phẩm, không bán giống ra ngoài nên việc tiếp cận con giống càng khó khăn, chưa kể giá cao

Bà Hạ Thúy Hạnh cho biết, trước mắt Trung tâm Khuyến nông Quốc gia sẽ tăng cường truyền thông các mô hình chăn nuôi lợn hiệu quả, an toàn sinh học, tập trung vào các nhóm trang trại nhỏ và vừa tại tỉnh Đồng Nai và Nam Định.

Tiếp tục hướng dẫn kỹ thuật an toàn sinh học giúp nông dân tái đàn, tăng đàn khi trang trại đảm bảo an toàn sinh học. Tăng cường truyền thông một số sản phẩm chăn nuôi khác như gia cầm, thủy sản, đại gia súc nhằm chuyển đổi dần thói quen tiêu dùng thực phẩm của người dân.

Trung tâm Khuyến nông Quốc gia cũng sẽ tiến hành tham khảo một số địa phương để có chính sách hỗ trợ chăn nuôi đặc thù chia sẻ với bà con nông dân, như Nghệ An, Hà Nội, Đồng Nai,… đây là các tỉnh dân số lớn, nhu cầu tiêu thụ thực phẩm nhiều, có ngành chăn nuôi phát triển mạnh.

Cũng theo bà Hạ Thúy Hạnh, giai đoạn tới, khi dịch Covid-19 được không chế hoàn toàn, bên cạnh các mô hình chăn nuôi gắn an toàn sinh học, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia cũng sẽ đẩy mạnh các mô hình chăn nuôi áp dụng công nghệ blockchain nhằm truy xuất nguồn gốc thực phẩm. Xây dựng dự án xác định vật nuôi phù hợp nhất cho từng vùng sinh thái gắn với biến đổi khí hậu đến năm 2030.

Năm 2020, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia tiếp tục triển khai mô hình chăn nuôi lợn theo hướng hữu cơ, lợn bản địa Mường Khương, lợn Mán, lợn Táp Lá, Lũng Cù,… Xây dựng chuỗi sản xuất an toàn, hiệu quả gắn với doanh nghiệp, như ở Hà Nam gắn với Tập đoàn Masan, ở Nam Định gắn với Công ty Biển Đông…

Các mô hình chăn nuôi gà của Khuyến nông năm 2020 số hộ tham gia tối thiểu phải đạt VietGAP 30%. Ảnh: Nguyên Huân.

Các mô hình chăn nuôi gà của Khuyến nông năm 2020 số hộ tham gia tối thiểu phải đạt VietGAP 30%. Ảnh: Nguyên Huân.

Điểm mới trong các mô hình năm nay ngoài việc đảm bảo an toàn sinh học đối với lợn còn yêu cầu phải đạt VietGAHP tối thiếu 30% số hộ tham gia với gà. Tính đến thời điểm hiện tại, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia đang triển khai 19 dự án liên quan đến chăn nuôi an toàn sinh học, quy mô tại 3 tỉnh.

Bộ NN-PTNT cũng đã phê duyệt danh mục dự án khuyến nông Trung ương giai đoạn 2020 - 2022, trong đó, xây dựng mô hình nuôi gà sinh sản (VCN/Z15xLP) theo VietGAHP. Xây dựng mô hình chăn nuôi gà sinh sản (tạo ra từ gà VCN/Z15 với gà Lương Phượng) theo VietGAHP, gắn với tiêu thụ sản phẩm. Phát triển mô hình chăn nuôi gà thịt thương phẩm (H’Mông, Lạc Thủy, Mía lai gà ri...) theo VietGAHP tại Hoà Bình, Quảng Nam, Vĩnh Phúc, vịt biển Thanh Hóa, Phú Yên, Quảng Trị.

Xây dựng mô hình vỗ béo bò thịt và xử lý môi trường bằng chế phẩm sinh học tại Hà Nội. Xây dựng 12 mô hình vỗ béo bò thịt và xử lý môi trường bằng đệm lót sinh học với quy mô 4.800 bò thịt. Phát triển mô hình chăn nuôi lợn thịt kết hợp xử lý chất thải để sản xuất phân hữu cơ.

Xây dựng mô hình chăn nuôi lợn Hương, Hạ Lang và Táp Ná để nâng cao sinh kế cho đồng bào dân tộc miền Núi thực hiện tại Cao Bằng giai đoạn 2020 - 2022. Xây dựng mô hình chăn nuôi lợn thịt theo hướng hữu cơ.

Xem thêm
Hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó và 50% bệnh viêm da nổi cục

QUẢNG BÌNH Trong 2025, huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) tiếp tục bố trí nguồn kinh phí hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó, 50% vacxin viêm da nổi cục và tụ huyết trùng trâu, bò.

Canh tác lúa giảm phát thải, lợi nhuận tăng hơn 6 triệu đồng/ha

TRÀ VINH Năng suất lúa trong mô hình đạt 6,4 - 6,6 tấn/ha, tăng khoảng 5 - 6% so với ngoài mô hình. Lợi nhuận tăng từ 20 - 25% so với ngoài mô hình.

Bí thư, chủ tịch xã cũng phải 'quảng cáo, bán hàng'

Để nông sản có chỗ đứng, giám đốc hợp tác xã phải chịu khó tìm kiếm thị trường, thậm chí bí thư, chủ tịch xã cũng phải 'quảng cáo, bán hàng' giúp nông dân.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

Lúa khỏe, người khỏe, chi phí giảm nhờ drone

Nông dân ngày nay có thể kiểm soát dịch hại từ xa bằng drone, vừa giảm công lao động, tăng hiệu quả, hạn chế rủi ro về sức khỏe và ô nhiễm môi trường.

Tổ đoàn kết nhân đôi sức mạnh ngư dân, làm 'tai mắt' trên biển

ĐÀ NẴNG Đà Nẵng có gần 100 tổ đoàn kết với 700 tàu cá cùng hỗ trợ nhau vươn khơi bám biển, khai thác thủy sản bền vững và chấp hành quy định chống khai thác IUU.

Giá trị xuất khẩu sản phẩm gỗ của Bắc Kạn có thể giảm 10 triệu USD

Bắc Kạn Một số đơn hàng của doanh nghiệp chế biến gỗ tại tỉnh Bắc Kạn xuất khẩu sang Hoa Kỳ bị hủy, tạm dừng, có đơn vị bị hủy tất cả đơn hàng đã ký.