| Hotline: 0983.970.780

Khu lâm nghiệp công nghệ cao đánh thức giá trị rừng Nghệ An

Thứ Năm 30/12/2021 , 09:05 (GMT+7)

Khu lâm nghiệp công nghệ cao đầu tiên của cả nước được đặt tại Nghệ An cho thấy tiềm năng to lớn của địa phương trong lĩnh vực này, mọi thứ thật đáng kỳ vọng.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Quốc Doanh (ngoài cùng bên trái) đi kiểm tra tiến độ thực tế của Khu lâm nghiệp công nghệ cao vùng Bắc Trung Bộ. Ảnh: Việt Khánh. 

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Quốc Doanh (ngoài cùng bên trái) đi kiểm tra tiến độ thực tế của Khu lâm nghiệp công nghệ cao vùng Bắc Trung Bộ. Ảnh: Việt Khánh. 

Vì đâu Nghệ An được Chính phủ, Bộ NN-PTNT lựa chọn làm “đầu não” để xây dựng dựng Khu lâm nghiệp công nghệ cao đầu tiên của cả nước, đằng sau chủ trương lớn ắt hẳn phải có nguyên do.

Quả thật nếu xét tổng hòa các yếu tố, Nghệ An xứng đáng được gửi gắm niềm tin. Với việc chiếm gần ¾ tổng diện tích tự nhiên, tỉnh này có quỹ đất đất lâm nghiệp lớn nhất cả nước. Tài nguyên rừng Nghệ An đang là nguồn cung cấp nguyên liệu dồi dào cho các ngành sản xuất hàng hoá, đồng thời là nguồn cung ứng các Dịch vụ môi trường rừng đầy tiềm năng.

Không chỉ lớn mạnh về quy mô, tài nguyên rừng Nghệ An còn sở hữu đặc tính phong phú và đa dạng sinh học hiếm nơi nào có được, nổi bật hơn cả phải kể đến Khu dự trữ sinh quyển thế giới miền Tây Nghệ An được UNESSCO công nhận lớn nhất khu vực Đông Nam Á. Đât vốn là nơi lưu giữ nhiều tài nguyên đa dạng sinh học quý giá và nhiều di tích lịch sử, phong tục, tập quán, ngành nghề thủ công truyền thống, văn hoá ẩm thực… mang đậm nét văn hoá đặc trưng vùng miền.

Không dừng lại ở đó, Nghệ An còn được ví như “trái tim” lâm nghiệp của khu vực Bắc Trung Bộ với độ che phủ rừng đạt trên 58%, chiếm gần 40% diện tích có rừng toàn vùng. Ngoài ra phải kể đến hệ thống giao thông cực kỳ thuận lợi với 1 sân bay, 3 cảng biển cùng hàng trăm km đường sắt, đường quốc lộ kết nối giữa các tỉnh miền Bắc và miền Nam...

Đây được xem là thời cơ chín muồi để lâm nghiệp Nghệ An cất cánh, vươn tầm thành trung tâm chế biến gỗ và lâm sản ngoài gỗ của toàn vùng. Ảnh: Việt Khánh.

Đây được xem là thời cơ chín muồi để lâm nghiệp Nghệ An cất cánh, vươn tầm thành trung tâm chế biến gỗ và lâm sản ngoài gỗ của toàn vùng. Ảnh: Việt Khánh.

Các chuyên gia đầu ngành đánh giá, Nghệ An thừa sức vươn mình trở thành trung tâm chế biến gỗ và lâm sản ngoài gỗ trong tương lai không xa, tiềm năng lợi thế là điều không thể chối cãi, cái thiếu duy nhất là chất xúc tác để làm đòn bẩy. Từ lý do trên, việc Thủ tướng Chính phủ cho phép xây dựng Khu lâm nghiệp công nghệ cao vùng Bắc Trung Bộ chính là lời giải đáp.

Tổng quan khu lâm nghiệp gồm 3 dự án chính: Dự án Trung tâm giống cây lâm nghiệp ứng dụng công nghệ cao Bắc Trung Bộ - ĐKC thuộc phân khu chức năng 1, đã được UBND tỉnh phê duyệt Quy hoạch xây dựng 1/500 và 1/2000 tại Quyết định 1877/QĐ-UBND ngày 11/6/2020, hiện đang tổ chức thực hiện; Dự án mô hình trồng rừng thâm canh gắn chứng chỉ bền vững, trồng cây dược liệu, lâm sản ngoài gỗ; Dự án sàn giao dịch kết hợp triển lãm giới thiệu gỗ nguyên liệu và các sản phẩm chế biến từ gỗ và lâm sản.

Toàn khu rộng đến 618 ha, được chia làm 3 phân khu chức năng. Trong đó phân khu 1 - Trung tâm sản xuất giống cây lâm nghiệp ứng dụng CNC với quy mô 48ha đặt tại xã Nghi Lâm, huyện Nghi Lộc; Phân khu 2 - Khu sản xuất chế biến gỗ và lâm sản ngoài gỗ ứng dụng CNC quy mô 530 ha tại các xã Nghi Văn, Nghi Kiều (Nghi Lộc) và xã Đại Sơn (Đô Lương); Phân khu 3 - Sản giao dịch kết hợp triển lãm giới thiệu gỗ nguyên liệu và các sản phẩm chế biến từ gỗ và lâm sản ngoài gỗ có diện tích 40 ha, nằm trên địa bàn các xã Nghi Xá, Khánh Hợp (Nghi Lộc).

Khu lâm nghiệp ra đời trong bổi cảnh toàn thế giới đang cho thấy sự quan tâm đặc biệt của quá trình ứng dụng CNC trong sản xuất, chế biến gỗ và lâm sản ngoài gỗ; thị trường tiêu dùng đang ưa chuộng các mặt hàng sản phẩm gỗ minh bạch về nguồn gốc; ngành gỗ trên đà phát triển, giá trị gia tăng cao, khẳng định được vai trò, vị thế của Việt Nam trên trường thế giới.

Rừng Nghệ An sẽ sớm 'khoác tấm áo mới'. Ảnh: Việt Khánh.

Rừng Nghệ An sẽ sớm "khoác tấm áo mới". Ảnh: Việt Khánh.

Lợi thế nữa đến từ nguồn lao động dồi dào, đặc biệt là lực lượng có tay nghề trong lĩnh vực chế biến gỗ dịch chuyển từ khu vực phía Nam trở về địa phương sau tác động của Covid-19. Một yếu tố khác mang đến từ sự quan tâm đặc biệt của các nhà đầu tư trong và ngoài nước, đơn thuần vì đây là khu lâm nghiệp “đặc thù” đầu tiên của cả nước, nơi hứa hẹn là sân chơi riêng cho ngành sản xuất chế biến gỗ và lâm sản ngoài gỗ trong thời gian tới.

Thiên thời địa lợi nhân hòa, tiềm năng, lợi thế, khát vọng đã cùng nhau tề tựu, ngành gỗ Nghệ An và khu vực Bắc Trung Bộ đang đứng trước ngưỡng cửa lớn để hóa rồng.

Xem thêm
Thịt lợn ế ẩm chưa từng có

QUẢNG NGÃI Dịch tả lợn Châu Phi lan rộng ở Quảng Ngãi, gây thiệt hại nặng nề cho người nuôi. Các tiểu thương bán thịt lợn cũng rơi vào cảnh ế ẩm chưa từng có.

Bị xử phạt 5,5 triệu đồng do vứt xác lợn chết ra môi trường

TUYÊN QUANG Từ 19 đến 22/7, tỉnh Tuyên Quang buộc phải tiêu hủy 5.481 con lợn mắc dịch tả lợn Châu Phi tại 376 hộ thuộc 114 thôn, 22 xã, với tổng trọng lượng hơn 304 tấn.

Thử nghiệm khắc phục vùng trồng sầu riêng bị nhiễm cadimi

ĐỒNG THÁP Đồng Tháp - địa phương có diện tích sầu riêng lớn nhất ĐBSCL tiên phong thử nghiệm mô hình giải độc cadimi, mở ra hướng canh tác bền vững và an toàn.

Nhà máy đường An Khê mở rộng thêm 2.000 hecta mía nguyên liệu mỗi vụ

GIA LAI Theo kế hoạch, mỗi vụ sản xuất Nhà máy đường An Khê sẽ mở rộng diện tích vùng nguyên liệu mía thêm 2.000 hecta.

Thiếu dữ liệu, nông hộ cà phê khó đáp ứng quy định EUDR

Hơn 600.000 nông hộ cà phê Việt Nam đối mặt thách thức lớn khi EU siết yêu cầu truy xuất và chống mất rừng từ cuối năm 2025.

Tiết kiệm hơn 30% chi phí phân bón nhờ phương pháp dúi phân

SƠN LA Phương pháp bón dúi phân kết hợp kỹ thuật cấy hàng rộng - hàng hẹp giúp giảm thất thoát, giảm số lần bón phân, chi phí phân bón giảm khoảng 30%, hạn chế sâu bệnh.

Hàng trăm tàu cá bị kiểm tra, xử lý trên vịnh Bắc Bộ

HẢI PHÒNG Từ đầu năm 2025 đến nay, Chi cục Kiểm ngư Vùng I đã tuần tra 80 ngày trên biển, kiểm tra 187 tàu cá, xử lý hàng chục trường hợp vi phạm.

Bình luận mới nhất