| Hotline: 0983.970.780

Không 'chùn chân' trước bệnh khảm lá sắn

Thứ Ba 30/07/2019 , 08:56 (GMT+7)

Dịch bệnh khảm lá sắn xuất hiện từ 2 năm qua với tỷ lệ nhiễm bệnh năm sau luôn cao hơn năm trước. Năm 2019 cũng vậy...

Mô hình không hiệu quả

Hội nghị Tăng cường công tác chỉ đạo phòng chống bệnh khảm lá sắn (khoai mì) lần 3 vừa diễn ra ngày 30/7 tại huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh với sự chủ trì của Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Quốc Doanh.

16-27-07_1
Thứ trưởng Lê Quốc Doanh kiểm tra mô hình sản xuất thực nghiệm giống sắn sạch bệnh 160 ha ở huyện Tân Châu. Ảnh: Phú Lộc.

Đây là huyện cách đây 2 năm xuất hiện bệnh khảm lá sắn (KLS) đầu tiên ở Việt Nam, cũng là nơi đầu tiên xây dựng mô hình sản xuất thực nghiệm giống sắn sạch bệnh có đầu tư của nhà nước trên diện tích 160 ha (gồm 100 ha vùng lõi và 60 ha vành đai bảo vệ) bắt đầu triển khai từ cuối năm 2018.

Mô hình này trồng 100% giống sắn KM94 sạch bệnh và được cơ giới hóa từ khâu làm đất, tưới nước, chăm sóc, phun thuốc BVTV (trừ cỏ, bọ phấn). Tuy nhiên sau 25 ngày trồng thì bệnh KLS đã bắt đầu “mon men” xuất hiện, đến nay mới được 8 tháng mà tỉ lệ nhiễm bệnh tăng lên khá cao tới 55%, điều này dẫn tới quyết định của Sở NN- PTNT tỉnh là không sử dụng cây sắn trong mô hình làm giống nữa. Tức mô hình “tiêu tiền nhà nước” thực tế đã không hiệu quả.

Qua đó, ngành NN- PTNT Tây Ninh thừa nhận là không thể thực hiện tốt mô hình, dự án nhân giống sắn sạch bệnh ở vùng đã và đang có dịch áp lực bệnh cao như ở Tây Ninh.

Theo Cục Bảo vệ thực vật (BVTV), tính đến cuối tháng 7/2019, diện tích sắn nhiễm bệnh KLS trên cả nước là 32.000 ha (lấy số tròn), tăng gần 9.000 ha so với cùng kỳ năm trước. Trong đó Tây Ninh chiếm hết 27.000 ha (chiếm 85% tổng diện tích sắn nhiễm bệnh cả nước). Tuy nhiên, điều đáng mừng là biểu hiện triệu chứng, mức độ hại của bệnh nhẹ hơn so với các năm.
 

Nông dân loay hoay

Ông Lê Văn Vẹn, xã Tân Đông, huyện Tân Châu cho hay qua nhiều vụ sắn, người trồng vẫn không thể biết chính xác nguyên nhân dịch bệnh KLS lây lan từ nguồn nào, bởi vì có những vùng đất mới chưa nhiễm mầm bệnh mà tỷ lệ cây sắn bị nhiễm bệnh vẫn cao.

“Hiện nay, giải pháp tốt nhất là trồng giống sắn kháng bệnh nhưng hàm lượng bột ít dẫn đến giá bán thấp. Trong khi việc sử dụng thuốc BVTV tốn rất nhiều tiền mà lại không hiệu quả trong phòng chống dịch”, ông Vẹn chia sẻ. 

16-27-07_2
Năm 2019 dịch bệnh KLS tăng gần 9.000 ha so cùng kỳ năm trước. Ảnh: Phú Lộc.

Ông Nguyễn Viết Hùng, Chủ tịch Hội Nông dân xã Tân Thành, huyện Tân Châu cho biết, dịch KLS xuất hiện đã 2 năm nay, ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất nhưng người nông dân vẫn chưa tìm ra cách phòng trừ hiệu quả. Ông mong các nhà khoa học, cơ quan chức năng sớm nghiên cứu ra giống sắn kháng bệnh, đặc biệt là đưa ra được các loại thuốc đặc trị bọ phấn trắng để nông dân không phải rơi vào cảnh đi tập huấn về rồi để đó vì không áp dụng được vào thực tế.

Ông Lê Quốc Cường, GĐ Trung tâm BVTV phía Nam cho biết, dịch bệnh KLS lan truyền qua môi giới truyền bệnh là bọ phấn trắng và qua hom giống, cây giống bị bệnh. Nguyên nhân chính khiến diện tích sắn nhiễm bệnh tăng nhanh tại nhiều tỉnh, TP là do nông dân sử dụng giống nhiễm bệnh và tái canh trên ruộng đã bị nhiễm bệnh từ vụ trước.

“Điều đáng báo động là công tác chỉ đạo phòng chống bệnh tại một số nơi còn chưa hiệu quả, nhất là việc kiểm soát nguồn bệnh trên đồng ruộng và giống nhiễm bệnh lưu thông trên thị trường. Trong thời gian tới, nếu các địa phương không chỉ đạo quyết liệt công tác phòng, chống dịch bệnh thì dịch này sẽ lây lan rộng ra khắp cả nước”, ông Cường nói

Theo chỉ đạo của Thứ trưởng Lê Quốc Doanh kiêm Trưởng BCĐ Phòng chống dịch bệnh KLS, căn cứ kết quả các mô hình sản xuất giống sắn sạch bệnh và tình hình bệnh KLS hiện tại ở Tây Ninh thì địa phương này không tiếp tục sản xuất giống sạch bệnh nữa mà chỉ hỗ trợ, vận động nông dân trong tỉnh mua giống sạch bệnh ở các tỉnh lân cận không bị bệnh hoặc nhiễm bệnh ít như Bình Phước, Bình Thuận, Bà Rịa- Vũng Tàu, An Giang về làm giống.

Còn các tỉnh khác thì phát động phong trào chia sẻ giống sạch bệnh cho các hộ bị nhiễm bệnh để thực hiện tiêu hủy toàn bộ nguồn cây sắn nhiễm bệnh sắp thu hoạch và giúp cho các hộ này có nguồn giống sạch bệnh trồng trong vụ tới.

Nhằm hạn chế lây lan dịch bệnh KLS, việc tiêu hủy diện tích sắn bị nhiễm bệnh nặng được cho là giải pháp hữu hiệu. Tuy nhiên, 1 ha bị tiêu hủy hiện được hỗ trợ chỉ có 2 triệu đồng, còn quá thấp so với lợi nhuận hàng chục triệu đồng/ha khi thu hoạch nên hầu hết nông dân không hưởng ứng.

  • Tags:
Xem thêm
Bình Phước chú trọng phát triển chăn nuôi theo chuỗi giá trị

Sáng 19/4, đoàn công tác Bộ Nông nghiệp và Môi trường do Thứ trưởng Phùng Đức Tiến làm trưởng đoàn có buổi làm việc tại tỉnh Bình Phước.

Hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó và 50% bệnh viêm da nổi cục

QUẢNG BÌNH Trong 2025, huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) tiếp tục bố trí nguồn kinh phí hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó, 50% vacxin viêm da nổi cục và tụ huyết trùng trâu, bò.

Tổ khuyến nông cộng đồng 'gần dân, sát ruộng, am hiểu thực tiễn'

TRÀ VINH Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, khuyến nông cộng đồng, hợp tác xã là lực lượng nòng cốt trong triển khai Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

Lúa khỏe, người khỏe, chi phí giảm nhờ drone

Nông dân ngày nay có thể kiểm soát dịch hại từ xa bằng drone, vừa giảm công lao động, tăng hiệu quả, hạn chế rủi ro về sức khỏe và ô nhiễm môi trường.

Nửa tấn cá thả xuống sông Cầu Phủ tái tạo nguồn lợi thủy sản

Hà Tĩnh Các loài cá truyền thống như trắm, trôi, mè, chép, cá lóc, cá trê… vừa được thả xuống sông Cầu Phủ nhằm tái tạo nguồn lợi thủy sản.

Uông Bí tăng cường quản lý, bảo vệ rừng, phát triển lâm nghiệp bền vững

QUẢNG NINH Năm 2025, TP Uông Bí đặt mục tiêu trồng mới 2.000 ha rừng, trong đó 101 ha là rừng cây gỗ lớn, bản địa.