| Hotline: 0983.970.780

Khởi nghiệp thành công từ đôi bàn tay trắng với cây hoa huệ

Thứ Năm 21/02/2019 , 07:05 (GMT+7)

Chị Nguyễn Thị Ngân (32 tuổi) ở ấp Đông Thạnh B (xã Đông Thạnh, TX Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long) là một trong những phụ nữ khởi nghiệp thành công từ đôi bàn tay trắng với cây hoa huệ.

Mô hình trồng huệ của chị Ngân cho thu nhập khá

Mô hình trồng 5 công công hoa huệ của chị Ngân cho thu nhập khá, bình quân trên 100 triệu đồng/năm. Nói về cơ duyên đến với mô hình trồng hoa huệ mang lại hiệu quả, chị Ngân tâm tình: “Tôi mới lập gia đình năm 2014, thì năm 2015 cha mẹ cho ra ở riêng. Nhờ được người quen làm lái buôn hoa huệ nên tôi được giới thiệu đi tham quan các mô hình trồng huệ ở tỉnh Đồng Tháp. Sau đó, năm 2016, tôi bàn với ông xã mạnh dạn vay qua kênh Hội Phụ nữa 40 triệu đồng, vay chương trình hộ nghèo 12 triệu nữa làm vốn thuê 5 công đất tại huyện Bình Tân trồng huệ”.

Theo chị Ngân, đặc điểm của huệ là ra bông quanh năm. Thời gian ra hoa từ lúc trồng đến cắt bông khoảng 4 tháng, cứ cách 5 ngày là có bông cắt 1 lần. Huệ cho bông liên tục khoảng 3 - 4 năm mới phải trồng lại đợt mới. Tại huyện Bình Tân hoa huệ tỏ ra thích nghi phù hợp thổ nhưỡng, phát triển rất tốt, cho năng suất cao so với các nơi khác.

Huệ ta hay còn gọi là cây Dạ Lai Hương (tức cây thơm vào ban đêm), có bông trắng đẹp tinh khiết, mùi thơm dễ chịu, dáng cây vươn thẳng nên được lựa chọn là loại hoa cúng trong các dịp lễ, tết, đình đám… Nhu cầu sử dụng hoa huệ quanh năm. Thị trường ổn định, ít biến động.

Giá hoa huệ luôn ổn định, bình quân dao động từ 2.000 - 2.500 đồng/bông trong ngày thường; từ 3.000 - 4.000 đồng/bông vào ngày rằm, mùng một; từ 10.000 - 13.000 đồng/bông vào dịp tết.

Huệ cho thu nhập khá hơn nhiều loại cây trồng khác. Năm đầu cây chưa cho năng suất cao, gia đình chị Ngân bán được 160 triệu đồng đủ tiền thuê đất, mua giống, lao động, phân thuốc… tính ra cũng hòa vốn. Tới năm thứ 2, cây đạt độ trưởng thành cao nhất, cho năng suất khá nên năm đó chị bán được hơn 400 triệu, trừ chi phí còn lãi hơn 300 triệu. Năm qua chị Ngân thu nhập cũng được 300 triệu, trừ chi phí còn lãi khoảng 100 triệu đồng.

07-25-59_3
Ảnh: M.Đ

Nói về thành công của mô hình, chị Ngân tâm đắc: “Trồng hoa huệ mang lại lợi ích kinh tế rất lớn cho người dân, ổn định cuộc sống. Bên cạnh đó, cũng góp phần tạo việc làm cho những lao động nhàn rỗi ở địa phương. Đối với những người nghèo ít vốn nên có chương trình hỗ trợ vốn từ nhiều nguồn với lãi suất thấp, thời gian thu hồi vốn dài, đủ để họ thực hiện ý tưởng lập nghiệp như tôi”.

Mô hình sản xuất của chị Ngân được đề cử là một trong những mô hình khởi nghiệp tiêu biểu của địa phương và của Hội Phụ nữ tỉnh Vĩnh Long. Chị Ngân cho biết, thời gian tới sẽ tiếp tục tái đầu tư lại nguồn giống để cây cho năng suất cao.

 

Xem thêm
Bình Phước chú trọng phát triển chăn nuôi theo chuỗi giá trị

Sáng 19/4, đoàn công tác Bộ Nông nghiệp và Môi trường do Thứ trưởng Phùng Đức Tiến làm trưởng đoàn có buổi làm việc tại tỉnh Bình Phước.

Hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó và 50% bệnh viêm da nổi cục

QUẢNG BÌNH Trong 2025, huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) tiếp tục bố trí nguồn kinh phí hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó, 50% vacxin viêm da nổi cục và tụ huyết trùng trâu, bò.

Tổ khuyến nông cộng đồng 'gần dân, sát ruộng, am hiểu thực tiễn'

TRÀ VINH Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, khuyến nông cộng đồng, hợp tác xã là lực lượng nòng cốt trong triển khai Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

Lúa khỏe, người khỏe, chi phí giảm nhờ drone

Nông dân ngày nay có thể kiểm soát dịch hại từ xa bằng drone, vừa giảm công lao động, tăng hiệu quả, hạn chế rủi ro về sức khỏe và ô nhiễm môi trường.

Nửa tấn cá thả xuống sông Cầu Phủ tái tạo nguồn lợi thủy sản

Hà Tĩnh Các loài cá truyền thống như trắm, trôi, mè, chép, cá lóc, cá trê… vừa được thả xuống sông Cầu Phủ nhằm tái tạo nguồn lợi thủy sản.

Uông Bí tăng cường quản lý, bảo vệ rừng, phát triển lâm nghiệp bền vững

QUẢNG NINH Năm 2025, TP Uông Bí đặt mục tiêu trồng mới 2.000 ha rừng, trong đó 101 ha là rừng cây gỗ lớn, bản địa.