Báo Nông Nghiệp
Báo Nông Nghiệp
Báo Nông Nghiệp

Thứ Tư, 7/5/2025 16:20 (GMT +7)

| Hotline: 0983.970.780

Khổ vì tự mình báo dịch!

Thứ Năm 16/05/2019 , 16:37 (GMT+7)

Chuyện bi hài này xảy ra tại hộ chăn nuôi có đàn heo bị dịch tả heo châu Phi tại ấp Tân Đạt, xã Đồi 61, huyện Trảng Bom, Đồng Nai…

Anh Nguyễn Văn Đằng, chủ hộ chăn nuôi có đàn heo bị dịch tả heo châu Phi tại ấp Tân Đạt, xã Đồi 61 (huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai) rầu rĩ tâm sự: “Gia đình tôi có tổng đàn 20 con heo nái và 219 con heo thịt (từ 90 -100 kg). Đang chuẩn bị cho lứa heo xuất chuồng thì tôi phát hiện ra một con nái bị bệnh, sốt, bỏ ăn và hôm sau lại thêm một con nái khác cứ ăn vào là bị ói, ban đầu tôi chỉ nghĩ là dịch heo tai xanh.

Tuy nhiên, những ngày sau nhiều con heo khác cũng có biểu hiện khác thường. Với kinh nghiệm nuôi heo lâu năm và qua tìm hiểu thêm thông tin trên mạng, tôi biết ngay đàn heo của mình đã dính dịch tả heo châu Phi nên mới báo ngay cho thú y xã và huyện xuống kiểm tra”.

Anh Đằng kể lại việc phát hiện ra những con heo nái đầu tiên bị bệnh

Ngay khi có kết quả xét nghiệm dương tính với dịch tả heo châu Phi, đoàn liên ngành từ cấp tỉnh đến huyện, xã đã khẩn trương về triển khai tổ chức chôn, tiêu hủy heo dịch, sát trùng tiêu độc toàn bộ chuồng trại, nhà kho, dụng cụ chăn nuôi và khu vực xung quanh ổ dịch rất kỹ. Tuy nhiên, không hiểu vì lý do gì đoàn chức năng lại cứ bảo là dịch heo tai xanh, chứ không phải là dịch tả heo châu Phi khiến gia đình anh rất bức xúc.

Chính từ đàn heo của gia đình anh Đằng công bố dịch nên giúp ngành chức năng truy thêm ra được ổ dịch khác trên địa bàn xã Bình Minh và kịp thời tiêu hủy. Đồng thời, huyện Trảng Bom và Nhơn Trạch từ đây đã quyết định công bố dịch trên địa bàn 4 xã có xuất hiện ổ dịch.

Điều bi hài được nâng lên khi đích thân một vị lãnh đạo UBND tỉnh Đồng Nai cũng khẳng định với báo chí rằng: Đồng Nai chưa có dịch tả heo châu Phi, hai ổ dịch đó (tại Trảng Bom và Nhơn Trạch) là dịch heo tai xanh, hai văn bản trên do hai huyện làm ẩu (!?).

Anh Đằng cho biết thêm: “Sau khi toàn bộ chuồng heo của tôi vừa bị tiêu hủy xong thì trong suốt những ngày vừa qua, có nhiều người đã gặp trực tiếp chửi hoặc điện thoại đe dọa vì cho rằng nếu là dịch heo tai xanh thì cần gì phải báo dịch, khiến giá heo xuống dốc và không ai tiêu thụ heo được nữa!”, anh Đằng phân trần.

Ngoài ra, anh Đằng cũng cho rằng, việc áp giá hỗ trợ cho đàn heo bị tiêu hủy giữa huyện và tỉnh cũng khác nhau nên bà con không biết được giải quyết cho nhận mức nào là đúng. “Nếu tính theo giá hỗ trợ của huyện thông báo trước ngày tiêu hủy heo (25/4), với heo nái có mức hỗ trợ là 42.000 đồng/kg; heo thịt 38.000 đồng/kg. Tính giá này thì gia đình tôi sẽ được nhận tổng số tiền hỗ trợ là 800 triệu đồng.

Tuy nhiên, mức giá hỗ trợ của tỉnh đưa ra sau ngày tiêu hủy (27/4) là với heo nái 4,5 triệu đồng/con; heo thịt 3 triệu đồng/con; heo từ 3-4 tháng tuổi là 2 triệu đồng/con; heo 1-2 tháng tuổi là 500 ngàn đồng/con; heo theo mẹ là 300 ngàn đồng/con. Như vậy, nếu phải nhận mức giá hỗ trợ này thì gia đình tôi chỉ nhận được tổng số tiền là 500 triệu đồng”.

Anh Đằng đang buồn rầu bên hố chôn đàn heo bệnh tại góc vườn nhà mình

Theo anh Đằng, nếu anh không có ý thức vì cộng đồng xã hội, âm thầm bán tháo hết đàn heo thịt đã đến ngày xuất chuồng thì anh sẽ gỡ được khoảng 1 tỷ đồng, thừa chi trả tiền thức ăn cho công ty. Tuy nhiên, khi thấy đàn heo nái có biểu hiện bệnh khác thường, anh đã quyết định báo dịch để cơ quan chức năng xuống kiểm tra xử lý tránh lây lan cho cộng đồng thì gia đình anh lại bị thiệt đơn thiệt kép, thậm chí còn nghe chửi và đe dọa.

Xem thêm
Tỷ lệ phủ vacxin đàn vật nuôi tối thiểu 80% mới phát huy hiệu quả

An Giang đang tăng cường giám sát dịch bệnh, khẩn trương tiêm phòng bệnh nguy hiểm, bảo đảm tối thiểu 80% đàn vật nuôi được vacxin bảo vệ.

Cản mặn, trữ ngọt để tăng diện tích rau màu

Tiền Giang Có thời điểm hạn mặn diễn biến gay gắt nhưng rau màu vẫn sinh trưởng và phát triển tốt, cho năng suất và chất lượng cao hơn so với các mùa khô năm trước.

Tây Nguyên xanh lên nhờ phụ nữ làm nông bền vững

Nhờ chương trình hỗ trợ, những phụ nữ ở Tây Nguyên đang truyền cảm hứng bằng mô hình nông nghiệp hiệu quả và thân thiện với môi trường.

Sống chung với khô hạn: [Bài cuối] Liên thông hồ chứa, chuyển nước các lưu vực

Dù nguy cơ thiếu nước sản xuất luôn thường trực, song với kế hoạch tưới chi tiết từng mùa vụ cũng như điều tiết khoa học, Ninh Thuận vẫn đảm bảo nước tưới.

‘Cha đẻ’ của những giống cà phê chủ lực

Trải qua hơn 40 năm nghiên cứu, WASI đã chọn tạo ra nhiều giống cà phê chủ lực phục vụ trồng và tái canh cà phê tại các tỉnh Tây Nguyên.

Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường vùng nuôi trồng thủy sản: [Bài 3] Tiền đề phát triển bền vững

Thông qua các lớp tập huấn về bảo vệ môi trường, vùng nuôi trồng thủy sản tại các địa phương đã góp phần quan trọng vào việc nâng cao nhận thức của người dân.

Xanh lại những rừng lim xanh

THANH HÓA Dự án JICA2 đã trồng 591ha cây lim xanh, góp phần bảo tồn nguồn gen quý hiếm, tăng độ che phủ rừng, bảo vệ môi trường sinh thái, ứng phó với biến đổi khí hậu.