| Hotline: 0983.970.780

Khánh Hòa có 812 nhà yến

Thứ Năm 09/01/2025 , 09:05 (GMT+7)

Toàn tỉnh Khánh Hòa hiện có 812 nhà yến, trong đó 213 nhà yến đăng ký tham gia xuất khẩu và 599 nhà yến trong dân.

Một nhà yến ở tỉnh Khánh Hòa. Ảnh: KS.

Một nhà yến ở tỉnh Khánh Hòa. Ảnh: KS.

Theo Sở NN-PTNT Khánh Hòa, toàn tỉnh hiện có 313 trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm. Trong đó 54 trang trại chăn nuôi quy mô lớn (gồm 51 trang trại chăn nuôi lợn, 2 trang trại chăn nuôi gà, 1 trang trại chăn nuôi đà điểu); 112 trang trại chăn nuôi quy mô vừa (gồm 6 trang trại chăn nuôi bò, 69 trang trại chăn nuôi lợn, 34 trang trại chăn nuôi gà, 3 trang trại chăn nuôi vịt); 147 trang trại chăn nuôi quy mô nhỏ (gồm 76 trang trại chăn nuôi bò, 23 trang trại chăn nuôi lợn, 34 trang trại chăn nuôi gà, 13 trang trại chăn nuôi vịt và 1 trang trại nuôi bồ câu).

Tính đến cuối năm 2024, tổng đàn trâu bò của tỉnh trên 71.000 con (giảm 1,9%); đàn lợn hơn 274.000 con (giảm 15,2%); gia cầm 3,42 triệu con (tăng 1%) so với cùng kỳ năm 2023. Bên cạnh đó, toàn tỉnh hiện có 812 nhà yến, trong đó 213 nhà yến đăng ký tham gia xuất khẩu và 599 nhà yến trong dân với sản lượng dự kiến đến hết năm là 16.232kg yến nuôi và 492kg yến đảo do Công ty Yến sào Khánh Hòa khai thác.

Theo ông Lê Văn Hoan, Phó Giám Sở NN-PTNT Khánh Hòa, nhìn chung tình hình chăn nuôi gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh tiếp tục phát triển ổn định. Số lượng đàn tại các trang trại, gia trại nuôi gà, vịt, lợn đảm bảo tốt các điều kiện chăn nuôi tiếp tục đầu tư tái đàn sau khi xuất bán nhằm đảm bảo cung cấp nguồn hàng trong và sau Tết Nguyên Đán Ất Tỵ.

Xem thêm
Chó thả rông nghi mắc bệnh dại cắn liên tiếp 3 người

ĐỒNG NAI Ba người ở xã Sông Nhạn, huyện Cẩm Mỹ bị chó thả rông có dấu hiệu mắc bệnh dại, không rõ chủ cắn lại một lần nữa đặt ra câu chuyện quản lý chó, mèo.

Dưa hấu được mùa, giá giảm nhưng nông dân vẫn lãi khá

ĐÀ NẴNG Nông dân Hòa Vang (Đà Nẵng) đang vào mùa thu hoạch dưa hấu chính vụ. Nhờ được mùa, năng suất cao nên dù giá giảm bà con vẫn lãi khá.

Tây Nguyên xanh lên nhờ phụ nữ làm nông bền vững

Nhờ chương trình hỗ trợ, những phụ nữ ở Tây Nguyên đang truyền cảm hứng bằng mô hình nông nghiệp hiệu quả và thân thiện với môi trường.

Sống chung với khô hạn: [Bài cuối] Liên thông hồ chứa, chuyển nước các lưu vực

Dù nguy cơ thiếu nước sản xuất luôn thường trực, song với kế hoạch tưới chi tiết từng mùa vụ cũng như điều tiết khoa học, Ninh Thuận vẫn đảm bảo nước tưới.

Khoa học công nghệ - chìa khóa mở con đường mới cho ngành chè

'Khoa học công nghệ góp phần quan trọng vẽ bức tranh ngành chè Việt Nam', TS Lưu Ngọc Quyến, Viện trưởng Viện Khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc nhấn mạnh.

Tạo nền tảng vững chắc trong bảo vệ, phát triển nguồn lợi thủy sản bền vững

BẮC NINH Tỉnh Bắc Ninh tuyên truyền pháp luật, tổ chức thả giống thủy sản, huy động cộng đồng tham gia bảo vệ nguồn lợi thủy sản, góp phần bảo vệ hệ sinh thái tự nhiên.

Để dược liệu dưới tán rừng ‘cất cánh’

Sản xuất dược liệu dưới tán rừng không chỉ là hướng đi tiềm năng mà còn là lời giải bền vững cho sinh kế người dân miền núi nếu được đầu tư bài bản.