| Hotline: 0983.970.780

Kết nối 151 hộ trồng rau an toàn

Thứ Ba 30/06/2020 , 15:54 (GMT+7)

Sau 8 năm, HTX Phước Thịnh đã kết nối được 151 hộ chung chí hướng trồng rau an toàn và trở thành HTX điểm của tỉnh Long An…

Thành lập từ năm 2012 với 2,8 ha của  8 hộ xã viên, đến nay HTX Phước Thịnh (xã Phước Hậu, huyện Cần Giuộc, Long An) lớn mạnh với 31 thành viên chính thức và 120 thành viên liên kết, với diện tích canh tác trên 40 ha.

Đến xã Phước Hậu, nhìn cơ ngơi bề thế của HTX Phước Thịnh với những dãy nhà lưới chạy dài, nhà sơ chế khang trang sạch sẽ, có hầm ủ phân hữu cơ xử lý rác rau màu, ai nấy đều trầm trồ và nghĩ: Phước Thịnh giờ “làm chơi mà ăn thiệt”. Tuy nhiên, ông Đặng Duy Dũng, giám đốc HTX thì cho biết, lợi nhuận trồng rau lâu nay không nhiều, nhưng việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm là nhiệm vụ hàng đầu HTX đã làm tốt.

Các xã viên HTX Phước Thịnh đang sơ chế rau trước khi giao vào siêu thị. Ảnh: Phương Chi.

Các xã viên HTX Phước Thịnh đang sơ chế rau trước khi giao vào siêu thị. Ảnh: Phương Chi.

Theo ông Dũng “cái khó của HTX là ngoài việc thiếu vốn, chúng tôi còn thiếu nhân sự. Tôi không dám mở rộng sản xuất, kinh doanh khi chưa nắm chắc nhân lực. Bài học đau đớn trước đây, HTX ký được hợp đồng đưa rau vào hệ thống siêu thị với nhiều ưu đãi, ham quá, tôi về kết nạp thêm cả chục hộ xã viên để đủ sản lượng cung ứng. Nào ngờ, chỉ một hộ dính phốt dư lượng thuốc BVTV, toàn bộ dòng sản phẩm rau ngót bị hủy khỏi hợp đồng. Bài học này luôn nhắc nhở chúng tôi phải đảm bảo chất lương rau màu, đảm bảo  an toàn thực phẩm là hàng đầu”.

Với 151 hộ sản xuất, hiện mỗi ngày HTX cung cấp 7 - 8 tấn rau, trong đó từ 150 - 300 kg cho mỗi loại cải, dền, mồng tơi, rau thơm,... cung cấp cho Bách Hoá Xanh và các bếp ăn tập thể trong và ngoài tỉnh.

Lãnh đạo huyện xuống xã bàn bạc biện pháp khắc phục khó khăn sau dịch COVID-19 cho nông dân. Ảnh: Phương Chi.

Lãnh đạo huyện xuống xã bàn bạc biện pháp khắc phục khó khăn sau dịch COVID-19 cho nông dân. Ảnh: Phương Chi.

Ông Ngô Bảo Quốc, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Cần Giuộc cho biết, huyện đã phát triển vùng sản xuất rau ứng dụng công nghệ cao, tổ chức các khóa tập huấn và hỗ trợ cấp chứng nhận cho các HTX sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP. Hướng dẫn người dân tự ủ phân hữu cơ vi sinh, tổ chức tập huấn cho các HTX, tổ hợp tác các kỹ năng tiếp cận thị trường, giao thương kết nối.

“HTX Phước Thịnh thành công và lớn mạnh được như ngày hôm nay là nhờ sự tâm huyết, làm việc đầy trách nhiệm của ông Đặng Duy Dũng, đội ngũ lãnh đạo HTX và sự quan tâm chỉ đạo của lãnh đạo huyện. Ngoài việc hỗ trợ HTX, cơ quan chức năng huyện luôn kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ và xử lý nghiêm các vi phạm, đảm bảo nông sản đạt vệ sinh an toàn thực phẩm trước khi tới tay người tiêu dùng”, ông Quốc nói.

Xem thêm
Bình Phước chú trọng phát triển chăn nuôi theo chuỗi giá trị

Sáng 19/4, đoàn công tác Bộ Nông nghiệp và Môi trường do Thứ trưởng Phùng Đức Tiến làm trưởng đoàn có buổi làm việc tại tỉnh Bình Phước.

Hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó và 50% bệnh viêm da nổi cục

QUẢNG BÌNH Trong 2025, huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) tiếp tục bố trí nguồn kinh phí hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó, 50% vacxin viêm da nổi cục và tụ huyết trùng trâu, bò.

Tổ khuyến nông cộng đồng 'gần dân, sát ruộng, am hiểu thực tiễn'

TRÀ VINH Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, khuyến nông cộng đồng, hợp tác xã là lực lượng nòng cốt trong triển khai Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

Lúa khỏe, người khỏe, chi phí giảm nhờ drone

Nông dân ngày nay có thể kiểm soát dịch hại từ xa bằng drone, vừa giảm công lao động, tăng hiệu quả, hạn chế rủi ro về sức khỏe và ô nhiễm môi trường.

Nửa tấn cá thả xuống sông Cầu Phủ tái tạo nguồn lợi thủy sản

Hà Tĩnh Các loài cá truyền thống như trắm, trôi, mè, chép, cá lóc, cá trê… vừa được thả xuống sông Cầu Phủ nhằm tái tạo nguồn lợi thủy sản.

Uông Bí tăng cường quản lý, bảo vệ rừng, phát triển lâm nghiệp bền vững

QUẢNG NINH Năm 2025, TP Uông Bí đặt mục tiêu trồng mới 2.000 ha rừng, trong đó 101 ha là rừng cây gỗ lớn, bản địa.