| Hotline: 0983.970.780

Hơn 12.000 ha lúa hè thu chìm trong nước lũ, nông dân bất an

Chủ Nhật 13/06/2021 , 16:55 (GMT+7)

Lưu lượng mưa lớn đã gây nên tình trạng ngập lụt nghiêm trọng tại địa bàn Hà Tĩnh, đồng thời nhấn chìm nhiều diện tích lúa hè thu mới cấy.

Nhiều diện tích lúa hè thu mới cấy tại Hà Tĩnh chìm sâu trong biển nước, lúc này nông dân thực sự bất an. Ảnh: Báo Hà Tĩnh.

Nhiều diện tích lúa hè thu mới cấy tại Hà Tĩnh chìm sâu trong biển nước, lúc này nông dân thực sự bất an. Ảnh: Báo Hà Tĩnh.

Chiều 13/6, ông Ngô Đức Hợi, Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi Hà Tĩnh, xác nhận mưa lớn kéo dài gây nên khó khăn cho người làm nông nghiệp, ít nhất trên 12.000 ha lúa hè thu mới gieo cấy cùng một số ít rau màu các loại bị ảnh hưởng.

Báo cáo bước đầu của các địa phương cho thấy, mưa lớn đã gây ngập úng trên diện rộng, hàng ngàn diện tích lúa non bị ảnh hưởng và không loại trừ phải gieo cấy lại.

Riêng những vùng bị ngập lụt kéo dài, nước rút chậm các địa phương buộc phải tính toán phương án, chủ động rà soát lại diện tích để chuẩn bị các loại giống phù hợp, có thời gian sinh trưởng dưới 100 ngày nhằm thay thế kịp thời ngay khi nước rút.

Theo thống kê sơ bộ của Phòng NN-PTNT huyện Nghi Xuân, địa phương có khoảng 385 ha lúa hè thu và 40 ha rau màu bị nhấm chìm trong dòng nước đục, hiện bà con nông dân đang tất bật đẩy nhanh quá trình tiêu thoát nước nhằm cứu vãn tình hình.

Trong khi đó, diễn biến tại huyện Kỳ Anh xem ra nặng nề hơn. Toàn huyện ghi nhận trên 1.800 ha lúa bị nước tác động, riêng phần bị ngập úng lên đến trên 500 ha, tập trung phổ biến tại các xã Kỳ Tiến, Kỳ Giang, Kỳ Thọ…

Về phía Nghệ An, quy mô thiệt hại không lớn bằng, dự kiến chỉ vài trăm ha lúa hè thu tại huyện Thanh Chương và Nam Đàn bị ảnh hưởng, hiện nước đang rút khá nhanh nên tình hình không quá nặng nề.

Ở một diễn biến khác, tại một số vùng trồng rau ngoại thành thành phố Vinh không khí nhìn chung khá ảm đạm, nhiều diện tích có thể mất trắng…

Xem thêm
Bình Phước chú trọng phát triển chăn nuôi theo chuỗi giá trị

Sáng 19/4, đoàn công tác Bộ Nông nghiệp và Môi trường do Thứ trưởng Phùng Đức Tiến làm trưởng đoàn có buổi làm việc tại tỉnh Bình Phước.

Hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó và 50% bệnh viêm da nổi cục

QUẢNG BÌNH Trong 2025, huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) tiếp tục bố trí nguồn kinh phí hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó, 50% vacxin viêm da nổi cục và tụ huyết trùng trâu, bò.

'Quy tắc vàng' giúp nông dân trồng rau ít sâu bệnh, an toàn

LÀO CAI Nông dân vùng cao ở Lào Cai ngày càng tuân thủ nghiêm những 'nguyên tắc vàng' để sản xuất rau an toàn, giảm nguy cơ tiếp xúc hóa chất, bảo vệ môi trường.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

Lúa khỏe, người khỏe, chi phí giảm nhờ drone

Nông dân ngày nay có thể kiểm soát dịch hại từ xa bằng drone, vừa giảm công lao động, tăng hiệu quả, hạn chế rủi ro về sức khỏe và ô nhiễm môi trường.

Nửa tấn cá thả xuống sông Cầu Phủ tái tạo nguồn lợi thủy sản

Hà Tĩnh Các loài cá truyền thống như trắm, trôi, mè, chép, cá lóc, cá trê… vừa được thả xuống sông Cầu Phủ nhằm tái tạo nguồn lợi thủy sản.

Uông Bí tăng cường quản lý, bảo vệ rừng, phát triển lâm nghiệp bền vững

QUẢNG NINH Năm 2025, TP Uông Bí đặt mục tiêu trồng mới 2.000 ha rừng, trong đó 101 ha là rừng cây gỗ lớn, bản địa.