| Hotline: 0983.970.780

'Hồi xuân' cho na Đông Triều

Thứ Hai 26/08/2024 , 06:00 (GMT+7)

QUẢNG NINH Cải tạo, thay thế những cây na già cỗi và thực hiện phương pháp rải vụ đang là những giải pháp để bà con nông dân nâng cao năng suất, chất lượng na Đông Triều.

Na Đông Triều là sản phẩm chủ lực, đạt thương hiệu OCOP của địa phương. Ảnh: Nguyễn Thành.

Na Đông Triều là sản phẩm chủ lực, đạt thương hiệu OCOP của địa phương. Ảnh: Nguyễn Thành.

Về với xã Việt Dân (TX Đông Triều) vào những ngày bà con đã kết thúc vụ na chính và hoàn tất cho công đoạn cải tạo, rải vụ na mới, chúng tôi được bà Trần Thị Thêu (thôn Khê Thượng) chia sẻ: “Năm nay vụ na chính vụ kết thúc sớm nên việc rải vụ mới cũng đã cơ bản hoàn thành. Hiện tại, mỗi năm vườn nhà tôi cho ra quả vào 2 vụ, vụ chính vào khoảng tháng 7 và vụ muộn vào tháng 10 - 11. Nhờ nắm được kỹ thuật rải vụ, năng suất na tăng cao, từ đó có thêm nguồn thu nhập”.

 Bà Trần Thị Thêu (thôn Khê Thượng, xã Việt Dân) cắt tỉa cành để chuẩn bị rải vụ. Ảnh: Nguyễn Thành.

 Bà Trần Thị Thêu (thôn Khê Thượng, xã Việt Dân) cắt tỉa cành để chuẩn bị rải vụ. Ảnh: Nguyễn Thành.

Kỹ thuật rải vụ na được nhiều gia đình áp dụng trong nhiều năm qua. Theo đó, sau khi thu hoạch vụ chính, bà con nông dân cần cắt tỉa cành để những chồi mới phát triển và ra hoa, tiếp đó thụ phấn để tạo quả.

Theo những hộ trồng na lâu năm, đối với vụ thứ 2, năng suất na chỉ bằng 50% so với vụ chính. Điều này sẽ giúp cây đảm bảo được nguồn dưỡng chất cho những vụ mùa tiếp theo, tránh tình trạng cây bị yếu, bệnh.

Bên cạnh phương pháp rải vụ, để nâng cao chất lượng cho cây na Đông Triều, từ nhiều năm qua, các chủ vườn đã tiến hành cải tạo, chặt bỏ những cây na già cỗi để trồng cây na mới.

Bắt đầu trồng na từ năm 1996, những gốc na của gia đình bà Trần Thị Thêu (thôn Khê Thượng, xã Việt Dân) đã ngót nghét gần 30 năm tuổi. Năm 2019, bà Thêu quyết định chặt bỏ một số cây già để trồng cây mới, đến nay cây con đã cho thu hoạch với chất lượng cao.

“Sang năm tới, gia đình tôi quyết định chặt hết diện tích na còn lại để trồng thêm cây mới với loại giống tốt hơn, đồng thời cải tạo lại đất để tăng độ phì nhiêu. Chấp nhận chăm sóc lại từ đầu để sau này na cho ra quả tốt, tròn đều và thơm ngon hơn”, bà Thêu bày tỏ.

Cây na tái canh được trồng để thay thế những cây già cỗi với năng suất kém. Ảnh: Nguyễn Thành.

Cây na tái canh được trồng để thay thế những cây già cỗi với năng suất kém. Ảnh: Nguyễn Thành.

“Hiện nay, địa phương đang tập trung chỉ đạo để cải tạo vườn na già cỗi, đặc biệt là tìm lại cây na đầu dòng chống chịu sâu bệnh, chất lượng tốt để nhân rộng. Đối với từng hộ dân, chúng tôi tiếp tục vận động bà con cải tạo cuốn chiếu từng diện tích để vẫn đảm bảo được nguồn thu nhập. Cùng với cải tạo cây, cần cải tạo chất lượng đất, mang đến nguồn đất giàu dinh dưỡng”, ông Nguyễn Văn Nhi, Phó Chủ tịch UBND xã Việt Dân thông tin.

Theo thống kê, toàn TX Đông Triều có hơn 900ha trồng na, trong đó có gần 400ha được chứng nhận VietGAP. Cây na Đông Triều được trồng tại 14/21 phường, xã và được chia làm 2 vùng trồng, trong đó vùng chủ lực tại các xã Bình Dương, Việt Dân, Tân Việt và An Sinh; vùng 2 gồm xã Tràng An, Bình Khê và Tràng Lương.

Nhiều năm qua, các địa phương trên địa bàn TX Đông Triều đã xây dựng các đề án để tiến tới cải tạo, thay thế những cây na già cỗi. Để làm được điều này sẽ cần sự chung tay, đồng hành của các cấp chính quyền, phòng, ban chuyên môn cùng các hộ nông dân để từng bước “trẻ hóa” vườn na, từ đó khai thác tối đa tiềm năng, giá trị kinh tế từ cây na.

Xem thêm
Cần chuyển từ lượng sang chất và giá trị gia tăng trong chăn nuôi gia cầm

Ngành gia cầm Việt Nam cần chuyển sang tư duy kinh tế để đảm bảo phát triển bền vững, nâng cao năng lực cạnh tranh, khẳng định vị thế trong và ngoài nước.

Chăm dùng vaccine, vật nuôi khỏe, người nuôi nhàn

AN GIANG Ngành chăn nuôi An Giang đang phát triển theo hướng an toàn, bền vững nhờ tăng cường tiêm phòng vaccine, vệ sinh môi trường và giám sát dịch bệnh trên đàn vật nuôi.

Thời tiết khắc nghiệt, sầu riêng nguy cơ mất mùa

GIA LAI Do ảnh hưởng thời tiết, sầu riêng đang giai đoạn ra trái non bị rụng, nhiều hộ dân trên địa bàn tỉnh Gia Lai có nguy cơ mất mùa.

Tối ưu vận hành liên hồ chứa bằng công nghệ và dữ liệu

Khi tài nguyên nước trở nên khan hiếm và biến động khó lường, ngành thủy lợi chủ động tái cấu trúc cách thức quản lý dựa trên nền tảng công nghệ và dữ liệu.

'Hồi sinh' giống lúa mùa đặc sản quý hiếm

LONG AN Từ những dòng gen sót lại trên vùng trũng nhiễm phèn ở vùng biên giới Long An, các nhà khoa học phục tráng thành công giống lúa huyết rồng bản địa quý hiếm.

Nuôi biển tiên tiến - xu hướng tất yếu: [Bài cuối] Nhà khoa học đồng hành

Theo PGS.TS Võ Văn Nha, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản III, việc nuôi biển xa bờ ứng dụng công tiên tiến, công nghệ cao là xu hướng và tất yếu.

Trồng đưng ở đầm ngập mặn

Đầm ngập mặn ở Phổ Thạnh đang dần được phủ xanh bởi những cây đưng, giúp bảo vệ đất, tạo ra môi trường thuận lợi để sản xuất muối sạch, chất lượng cao.

Đọc nhiều nhất