| Hotline: 0983.970.780

Hoàn thành đóng góp NDC mới đạt điều kiện thương mại tín chỉ carbon rừng

Thứ Bảy 27/07/2024 , 06:49 (GMT+7)

Cục Lâm nghiệp cho biết, thời gian qua nhiều địa phương, tổ chức, cá nhân hiện hiểu chưa đúng, chưa đầy đủ về dịch vụ lưu trữ và hấp thụ carbon rừng.

Thứ trưởng Nguyễn Quốc Trị cùng đoàn công tác ngành lâm nghiệp kiểm tra rừng trồng tại tỉnh Quảng Trị. Ảnh: Bảo Thắng.

Thứ trưởng Nguyễn Quốc Trị cùng đoàn công tác ngành lâm nghiệp kiểm tra rừng trồng tại tỉnh Quảng Trị. Ảnh: Bảo Thắng.

Trong Công văn 1108/LN-KH&HTQT gửi Sở NN-PTNT các tỉnh, thành phố ngày 26/7, Cục Lâm nghiệp  thông tin, một số địa phương đã nhận được đề nghị của các tổ chức, cá nhân trong nước và quốc tế đến tìm hiểu và đề xuất triển khai dịch vụ hấp thụ và lưu giữ carbon rừng, bao gồm việc đo đạc, báo cáo, thẩm định, phát hành và thương mại tín chỉ carbon.

Tuy nhiên, đây là một lĩnh vực mới, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật còn chưa đầy đủ, chi tiết và cần tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện trong thời gian tới. 

Trách nhiệm thực hiện cam kết NDC

Căn cứ Nghị định 06/2022/NĐ-CP của Chính phủ quy định về giảm nhẹ phát thải khí nhà kính, ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn được giao giảm phát thải 129,8 triệu tấn CO2. Đây là mục tiêu chung nhằm tăng khả năng đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC), góp phần ứng phó với biến đổi khí hậu toàn cầu.

Lâm nghiệp là lĩnh vực có tiềm năng lớn trong việc giúp các quốc gia, trong đó có Việt Nam, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ cam kết NDC. Trên cơ sở đó, Bộ NN-PTNT đã giao lĩnh vực lâm nghiệp và sử dụng đất giảm tối thiểu là 39,31 triệu tấn CO2 đến năm 2025 và 79,1 triệu tấn đến năm 2030.

Đến nay, Việt Nam đang triển khai duy nhất một chương trình chuyển nhượng kết quả giảm phát thải (tín chỉ carbon rừng), là Thoả thuận chi trả giảm phát thải vùng Bắc Trung bộ (ERPA) ký ngày 22/10/2020 giữa Bộ NN-PTNT và Ngân hàng tái thiết và phát triển quốc tế (Ngân hàng Thế giới - World Bank).

Theo ERPA, Việt Nam chuyển nhượng 10,3 triệu tấn CO2, có thể tăng thêm tối đa 5 triệu tấn CO2, với đơn giá là 5 USD/tấn. Tổng giá trị chi trả là 51,5 triệu USD, trong đó 95% lượng chuyển nhượng sẽ được tính vào NDC của Việt Nam.

Ngoài ra, Bộ NN-PTNT và Tổ chức Tăng cường tài chính lâm nghiệp (Emergent), cơ quan hành chính của Liên minh giảm phát thải thông qua tăng cường tài chính lâm nghiệp (LEAF) chuẩn bị đàm phán, ký kết và triển khai Thỏa thuận mua bán giảm phát thải vùng Tây Nguyên và Nam Trung bộ theo Ý định thư ký ngày 31/10/2021.

Dự kiến Việt Nam sẽ chuyển nhượng cho LEAF/Emergent 5,15 triệu tấn CO2 của vùng Tây Nguyên và Nam Trung bộ giai đoạn 2021-2025. Toàn bộ lượng tín chỉ carbon này cũng được tính vào cam kết NDC của Việt Nam.

Người dân Quảng Ninh trồng rừng ngập mặn. Ảnh: Bảo Thắng.

Người dân Quảng Ninh trồng rừng ngập mặn. Ảnh: Bảo Thắng.

Cần sự sẵn sàng, chủ động từ địa phương

Ông Trần Quang Bảo, Cục trưởng Cục Lâm nghiệp cho biết, nhận thấy tiềm năng từ tín chỉ carbon rừng, một số tỉnh như Quảng Nam, Sơn La, Lào Cai, Thanh Hóa... đã đề xuất xây dựng và triển khai đề án thí điểm đầu tư, kinh doanh tín chỉ carbon. Tuy nhiên, đến nay các tỉnh này đều chưa thực hiện được. 

Theo ông Bảo, 4 khó khăn chính mà các tỉnh đang vấp phải khi triển khai tín chỉ carbon rừng, trong đó có vấn đề thiếu quy định, hướng dẫn chi tiết để có thể triển khai, bao gồm: quyền sở hữu carbon rừng, quy định về trao đổi, chuyển nhượng carbon rừng, cơ chế quản lý, sử dụng nguồn thu từ dịch vụ tín chỉ carbon.

Hạn ngạch giảm phát thải đóng góp cho việc thực hiện mục tiêu NDC và tiềm năng tín chỉ carbon rừng có thể thương mại của từng địa phương cũng chưa được xác định, phân bổ.

Ngoài ra, thông tin, nhận thức của nhiều bên liên quan đến dịch vụ carbon rừng còn nhiều hạn chế, nhất là phương thức tạo tín chỉ, phương pháp tính toán tín chỉ, cũng như hướng dẫn về thẩm định, xác minh, cấp tín chỉ.

Đặc biệt, tiêu chuẩn carbon rừng và hệ thống đo đạc, báo cáo, thẩm định, cấp tín chỉ để áp dụng cho thị trường carbon trong nước chưa được xây dựng. Những dự án chuyển nhượng tín chỉ carbon mà ngành lâm nghiệp đã xây dựng vẫn phụ thuộc vào tổ chức quốc tế.

Hiện các Bộ, ngành gấp rút xây dựng, hoàn thiện cơ sở pháp lý và các điều kiện thể chế, kỹ thuật và năng lực để triển khai thị trường carbon trong nước và tham gia thị trường thế giới.

Để chuẩn bị và sẵn sàng triển khai dịch vụ carbon rừng, Cục Lâm nghiệp nhấn mạnh, dịch vụ hấp thụ và lưu giữ carbon rừng hiện mới thí điểm tại 6 tỉnh Bắc Trung bộ như và chưa có quy định, hướng dẫn cụ thể để triển khai, đang tiếp tục được nghiên cứu, hoàn thiện.

Trong lúc chờ hướng dẫn chi tiết, Cục khuyến nghị địa phương chủ động huy động và lồng ghép các nguồn lực hợp pháp để triển khai các biện pháp giảm phát thải, tăng hấp thụ trên diện tích rừng quản lý để triển khai Kế hoạch giảm phát thải khí nhà kính lĩnh vực lâm nghiệp tại Quyết định số 1693/KH-BNN-KHCN ngày 28/4/2023.

"Việc thương mại, trao đổi, bù trừ tín chỉ carbon rừng với các tổ chức,cá nhân trong nước và quốc tế phải tuân thủ quy định pháp luật và chỉ được thực hiện đối với lượng giảm phảt thải dôi dư sau khi đã hoàn thành trách nhiệm đóng góp NDC theo hạn ngạch được phân bổ", Cục trưởng Trần Quang Bảo cho biết.

Thực hiện Chỉ thị 13/CT-TTg ngày 2/5/2024 của Thủ tướng, Bộ NN-PTNT đang khẩn trương triển khai chương trình đánh giá tiềm năng giảm phát thải và hấp thụ carbon rừng cấp quốc gia, vùng, địa phương đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Trên cơ sở đó, Bộ sẽ đề xuất phân bổ hạn ngạch giảm phát thải từ rừng cho các vùng sinh thái, các địa phương hàng năm đến năm 2030 để thực hiện mục tiêu NDC.

Xem thêm
Chăn nuôi lợn tuần hoàn, công nghệ cao để an toàn, bền vững

HẢI PHÒNG Mô hình chăn nuôi tuần hoàn, ứng dụng công nghệ cao là một điển hình thành công mà còn mở ra hướng đi bền vững, tất yếu cho người chăn nuôi tại Hải Phòng.

Lợn chết như ngả rạ, nhiều hộ chăn nuôi điêu đứng

LÀO CAI Tại xã Quy Mông hàng chục hộ dân đang rơi vào cảnh điêu đứng khi dịch tả lợn Châu Phi bùng phát. Lợn bệnh, lợn chết la liệt, nhiều trang trại đã trống chuồng.

Thử nghiệm khắc phục vùng trồng sầu riêng bị nhiễm cadimi

ĐỒNG THÁP Đồng Tháp - địa phương có diện tích sầu riêng lớn nhất ĐBSCL tiên phong thử nghiệm mô hình giải độc cadimi, mở ra hướng canh tác bền vững và an toàn.

Nhà máy đường An Khê mở rộng thêm 2.000 hecta mía nguyên liệu mỗi vụ

GIA LAI Theo kế hoạch, mỗi vụ sản xuất Nhà máy đường An Khê sẽ mở rộng diện tích vùng nguyên liệu mía thêm 2.000 hecta.

Cần hoàn thiện thông tin về nông hộ để ngành cà phê đáp ứng quy định EUDR

Hơn 600.000 nông hộ cà phê Việt Nam đối mặt thách thức lớn khi EU siết yêu cầu truy xuất và chống mất rừng từ cuối năm 2025.

Tiết kiệm hơn 30% chi phí phân bón nhờ phương pháp dúi phân

SƠN LA Phương pháp bón dúi phân kết hợp kỹ thuật cấy hàng rộng - hàng hẹp giúp giảm thất thoát, giảm số lần bón phân, chi phí phân bón giảm khoảng 30%, hạn chế sâu bệnh.

Độc đáo nghề 'vuốt bụng cá' kiếm tiền triệu mỗi ngày

Cần Thơ Những con cá thát lát cườm bố mẹ nặng cả ký được vớt từ ao lên, kỹ thuật viên nhanh chóng bắt và vuốt mạnh bụng cá, dòng trứng phun ra màu vàng óng.

Bình luận mới nhất