| Hotline: 0983.970.780

Hoa nội 'đẩy lùi' hoa ngoại

Thứ Tư 20/12/2017 , 09:20 (GMT+7)

Lan hồ điệp nhập tiểu ngạch từ Trung Quốc thường bị "mù" nụ hoa đầu cành, độ bền của cành hoa chỉ bằng 2/3 hoa cùng loại sản xuất trong nước, giá bán cũng đắt hơn đáng kể.

Trong nhiều năm qua, Trung tâm Nghiên cứu & phát triển hoa - cây cảnh (Viện Nghiên cứu Rau quả, Viện Khoa học nông nghiệp VN) luôn là đơn vị đi đầu trong lĩnh vực nghiên cứu và phát triển hoa cây cảnh phục vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Ngoài nghiên cứu quy trình công nghệ SX và chọn tạo giống hoa cây cảnh mới, trung tâm còn đóng vai trò nòng cốt trong chuyển giao TBKT vào SX hoa cây cảnh cho các địa phương...

13-35-19_nhn_giong_ln_ho_diep_bng_cong_nghe_nuoi_cy_mo_te_bo_ti_vien_nc_ru_qu
Nhân giống lan hồ điệp bằng công nghệ nuôi cấy mô tế bào tại Viện Nghiên cứu Rau quả

PGS.TS Đặng Văn Đông, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Rau quả cho biết: Trong các loại hoa phổ biến trên thị trường hiện nay, thì lan hồ điệp được coi là hoa cao cấp cho hiệu quả SX lớn nhất (thu nhập có thể đạt 25 tỷ đồng/ha canh tác/năm). Hiện SX trong nước chưa đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng nội địa, còn lại phải nhập khẩu khoảng 1 triệu cây hoa/năm (năm 2017). Tuy nhiên SX hoa lan hồ điệp cần vốn đầu tư khá lớn, yêu cầu kỹ thuật chăm sóc khắt khe, cây giống phải trồng trên giá thể, trong nhà kính/nhà màng, có thiết bị điều khiển nhiệt độ, ẩm độ và ánh sáng chủ động, cây lan mới có thể ra hoa được.

Sớm nắm bắt được các yêu cầu thực tế đặt ra, ngay từ những năm 2005 - 2008 Trung tâm Nghiên cứu & phát triển hoa - cây cảnh đã nghiên cứu xây dựng thành công quy trình SX hoa lan hồ điệp quy mô công nghiệp. Quy trình đã được tặng cúp Vàng hội chợ Asean + 3 và giải thưởng Bông lúa vàng. Được các địa phương trong nước áp dụng phổ biến trong SX.

Theo thống kê, năm 2017 toàn miền Bắc đã xây dựng được 88.300m2 nhà màng hiện đại, SX được gần 1.300.000 cành lan hồ điệp thương phẩm (tăng 87.100m2 nhà màng và 1.248.000 cành lan hồ điệp so với năm 2005). Đáp ứng được hơn 50% nhu cầu hoa lan hồ điệp cho thị trường nội địa. Cơ bản "đẩy lùi" được hoa ngoại nhập vào nước ta qua con đường tiểu ngạch.

13-35-19_nh_mng_trong_ln_ho_diep
Nhà màng trồng lan hồ điệp của Viện Nghiên cứu Rau quả

Đặc biệt từ năm 2011 đến nay, trung tâm còn lai tạo thành công một số giống lan hồ điệp chất lượng cao, phù hợp điều kiện khí hậu miền Bắc. Đồng thời xây dựng được quy trình kỹ thuật nhân giống lan hồ điệp bằng công nghệ nuôi cấy mô tế bào. Đã đảm bảo được 20,3% nhu cầu cây giống lan hồ điệp cho các nhà vườn trồng lan miền Bắc. Đây là những kết quả rất quan trọng để trong thời gian tới, nước ta hoàn toàn tự chủ được nhu cầu cây giống cho SX hoa trong nước, tiến tới xuất khẩu lan hồ điệp sang thị trường các quốc gia khu vực.

Ông Lê Quý Đôn, Chủ tịch UBND xã Xuân Quan (Văn Giang, Hưng Yên) cho biết, trên địa bàn xã có một số nhà vườn, mỗi năm nhập khẩu tiểu ngạch hàng chục nghìn cành lan hồ điệp từ Trung Quốc để xuất bán ra thị trường khu vực. Do hoa Trung Quốc hình thức khá bắt mắt nên dễ bán được giá cao, nhưng sau sử dụng các nụ hoa đầu cành thường bị mù (không nở), độ bền của cành hoa cũng chỉ bằng 2/3 hoa cùng loại SX trong nước.

Ngoài nghiên cứu khoa học và chuyển giao TBKT cho nông dân, mỗi năm Trung tâm Nghiên cứu & phát triển hoa - cây cảnh còn SX cung ứng ra thị trường được trên 10.000 cành lan hồ điệp chất lượng cao vào dịp Tết Nguyên đán, góp phần cùng cả nước đẩy lùi hoa nhập ngoại.

Trước thực trạng đó, UBND xã Xuân Quan đã phối hợp với Sở KH - CN Hưng Yên và Trung tâm Nghiên cứu & phát triển hoa - cây cảnh xây dựng phòng nuôi cấy mô để ứng dụng các TBKT nhân giống một số loại lan quý hiếm. Bước đầu đã tạo cho ra hàng ngàn cây giống lan đai châu, địa lan, hồ điệp đáp ứng cho nhu cầu phát triển SX tại chỗ.

PGS.TS Đặng Văn Đông cho biết thêm: Tiềm năng SX hoa - cây cảnh nói chung, hoa lan hồ điệp nói riêng ở nước ta còn rất lớn. Vì chúng ta có thị trường tiêu thụ nội địa lớn, có nguồn lao động rẻ, người dân có ý chí vươn lên làm giàu, cán bộ khoa học có trình độ cao, và có một số vùng khí hậu ôn đới như Mộc Châu, Sa Pa rất phù hợp cho cây lan hồ điệp phân hóa mầm hoa tự nhiên.

Trước những thuận lợi trên Viện Nghiên cứu Rau quả đã và đang tập trung đầu tư lai tạo các giống hoa mới, nâng cao quy trình công nghệ SX hoa thương phẩm, hình thành một số cơ sở nhân giống lan hồ điệp công nghiệp, đảm bảo đủ nguồn giống tốt, giá thành hạ cho nhu cầu SX hoa quanh năm trong nước. Xúc tiến thành lập Câu lạc bộ Hoa lan hồ điệp Việt Nam, là cầu nối cho sự liên kết “4 nhà”, đồng thời tăng cường hợp tác quốc tế để nâng cao trình độ cho cán bộ nghiên cứu và cán bộ kỹ thuật.

13-35-19_sn_xut_ln_ho_diep_ti_vien_nc_ru_qu
Sản xuất lan hồ điệp tại Viện Nghiên cứu Rau quả

 

Xem thêm
Bình Phước chú trọng phát triển chăn nuôi theo chuỗi giá trị

Sáng 19/4, đoàn công tác Bộ Nông nghiệp và Môi trường do Thứ trưởng Phùng Đức Tiến làm trưởng đoàn có buổi làm việc tại tỉnh Bình Phước.

Hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó và 50% bệnh viêm da nổi cục

QUẢNG BÌNH Trong 2025, huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) tiếp tục bố trí nguồn kinh phí hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó, 50% vacxin viêm da nổi cục và tụ huyết trùng trâu, bò.

Tổ khuyến nông cộng đồng 'gần dân, sát ruộng, am hiểu thực tiễn'

TRÀ VINH Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, khuyến nông cộng đồng, hợp tác xã là lực lượng nòng cốt trong triển khai Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

Lúa khỏe, người khỏe, chi phí giảm nhờ drone

Nông dân ngày nay có thể kiểm soát dịch hại từ xa bằng drone, vừa giảm công lao động, tăng hiệu quả, hạn chế rủi ro về sức khỏe và ô nhiễm môi trường.

Nửa tấn cá thả xuống sông Cầu Phủ tái tạo nguồn lợi thủy sản

Hà Tĩnh Các loài cá truyền thống như trắm, trôi, mè, chép, cá lóc, cá trê… vừa được thả xuống sông Cầu Phủ nhằm tái tạo nguồn lợi thủy sản.

Uông Bí tăng cường quản lý, bảo vệ rừng, phát triển lâm nghiệp bền vững

QUẢNG NINH Năm 2025, TP Uông Bí đặt mục tiêu trồng mới 2.000 ha rừng, trong đó 101 ha là rừng cây gỗ lớn, bản địa.