* Khởi động Dự án hợp tác công - tư giữa Trung tâm Khuyến nông Quốc gia với Grow Asia và Công ty Bayer Việt Nam
Dự án hỗ trợ 80.000 hộ nông dân ĐBSCL và Đông Nam Bộ phục hồi sản xuất và thực hành nông nghiệp tốt. Ảnh: Bayer Việt Nam.
Trước tác động lớn của xâm nhập mặn, hạn hán và dịch Covid-19 ảnh hưởng tới nông hộ sản xuất nhỏ, Tập đoàn Bayer dự kiến sẽ triển khai dự án hỗ trợ toàn cầu với tên gọi “Better Farms, Better Lives” (Canh tác thuận lợi và Cuộc sống tốt đẹp hơn).
Dự án sẽ hỗ trợ 2 triệu nông hộ sản xuất nhỏ gói giải pháp toàn diện bao gồm hạt giống, thuốc BVTV, giải pháp tiếp cận thị trường và an toàn sức khỏe người dân. Nhằm góp phần đảm bảo cuộc khủng hoảng về sức khỏe và kinh tế hiện tại không biến thành cuộc khủng hoảng về đói nghèo.
Tại Việt Nam, Tập đoàn Bayer phối hợp cùng tổ chức Tăng trưởng Châu Á (Grow Asia) và Bộ Nông nghiệp và PTNT [Ban thư ký Đối tác Phát triển Nông nghiệp Bền vững (PSAV)/Vụ Hợp tác quốc tế và Trung tâm Khuyến nông Quốc gia xác định các khu vực mà nông dân bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi hạn hán, nhiễm mặn và đại dịch Covid-19 để triển khai Dự án: “Hỗ trợ nông hộ sản xuất nhỏ ứng phó với đại dịch Covid-19 và hạn mặn tại khu vực ĐBSCL”, giúp các hộ sản xuất nhỏ phục hồi hoạt động sản xuất, ứng phó hiệu quả với tình hình thiên tai, dịch bệnh hiện tại.
Dự án sẽ hỗ trợ 80.000 nông hộ nhỏ tại khu vực ĐBSCL gói giải pháp toàn diện, hỗ trợ giải quyết khâu nguyên liệu đầu vào (bao gồm hạt giống, sản phẩm bảo vệ cây trồng giúp bảo vệ năng suất), chuyển giao kiến thức - thực hành nông nghiệp tốt (GAP), giúp các nông hộ sản xuất nhỏ có thể duy trì, phục hồi, tái tổ chức hoạt động sản xuất, tăng năng suất, ứng phó hiệu quả với tình hình hạn hán, xâm nhập mặn, dịch bệnh Covid-19, đảm bảo các sản phẩm thu hoạch đáp ứng yêu cầu ATVSTP và tiêu chuẩn quốc tế.
Dự án sẽ được triển khai tại 5 tỉnh miền Tây (Kiên Giang, Tiền Giang, Bến Tre, Long An, Cà Mau) và 2 tỉnh miền Đông Nam Bộ (Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu).
Cụ thể, chương trình sẽ cấp phát miễn phí 60 tấn hạt giống ngô cho 20.000 nông hộ trồng ngô tại 2 tỉnh vùng Đông Nam Bộ; 60 tấn sản phẩm bảo vệ thực vật giúp bảo vệ năng suất trước tình hình hạn hán, nhiễm mặn cho 60.000 nông hộ trồng lúa tại 5 tỉnh vùng ĐBSCL.
Dự án giúp nâng cao năng lực cho giảng viên khuyến nông và nông dân trong canh tác lúa và ngô bền vững thông qua hỗ trợ đào tạo, tập huấn, chuyển giao kiến thức - thực hành nông nghiệp tốt (GAP), từ đó giúp tăng hiệu quả sản xuất, cải thiện thu nhập và sinh kế của các nông hộ nhỏ tại khu vực ĐBSCL và Đông Nam Bộ.
Trung tâm Khuyến nông Quốc gia đồng hành cùng nhà nông trong quá trình sản xuất từ khi gieo hạt tới lúc thu hoạch thông qua các tư vấn về quản lý cây trồng, dịch hại cũng như các chương trình đào tạo để nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ hiện đại trong canh tác.
Xuyên suốt Dự án, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia sẽ tổ chức đào tạo ToT cho 700 giảng viên khuyến nông và đào tạo ToF cho 24.800 nông dân sản xuất nhỏ thuộc 7 tỉnh tham gia dự án.
Bên cạnh đó, Dự án giúp tăng cường năng lực phòng chống dịch Covid-19 và kiến thức về chăm sóc sức khỏe cho nữ nông dân.
Ông Weraphon Charoenpanit, Giám đốc Kinh doanh, nhánh Khoa học Cây trồng, Bayer Việt Nam, chia sẻ: “Nông nghiệp quy mô nhỏ đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an ninh lương thực tại Việt Nam. Tuy nhiên, đại dịch Covid-19 đang xảy ra song song với tình trạng hạn hán và xâm nhập mặn đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng cung cấp lương thực cho chính người nông dân và cho cộng đồng.
Dự án “Canh tác thuận lợi hơn, Cuộc sống tốt đẹp hơn” sẽ nhanh chóng hỗ trợ nông hộ quy mô nhỏ tiếp cận được các yếu tố đầu vào trong sản xuất nông nghiệp và các chương trình tập huấn xuyên suốt vụ hè thu năm nay và tiếp đó. Chúng tôi hy vọng rằng dự án này, với sự chỉ đạo của Bộ NN-PTNT, cùng với Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Vụ Hợp tác Quốc tế cũng như tổ chức Grow Asia sẽ không chỉ góp phần mang lại khả năng phục hồi cho các nông hộ sản xuất nhỏ mà còn đảm bảo tính ổn định, bền vững của ngành nông nghiệp Việt nam".
Khởi động cho Dự án, hôm nay (22/9) tại TP Biên Hòa, Đồng Nai, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp với các bên liên quan tổ chức hội thảo, thảo luận phương án triển khai các hoạt động của Dự án này.
PGS.TS Lê Quốc Thanh. Ảnh: Hoa Trà.
Hội thảo khởi động Triển khai thực hiện Dự án: Hỗ trợ nông hộ sản xuất nhỏ ứng phó với đại dịch Covid-19 và hạn mặn tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ, thảo luận để thống nhất cách thức triển khai Dự án một cách hiệu quả, đảm bảo tiến độ và đúng mục tiêu của Dự án nhằm góp phần chia sẻ, giúp đỡ các hộ nông dân sản xuất nhỏ trên địa bàn 7 tỉnh khắc phục hậu quả của hạn hán, xâm ngập mặn và đại dịch Covid-19.
Tôi mong muốn hệ thống khuyến nông các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ nói chung và hệ thống khuyến nông 7 tỉnh/TP trong địa bàn triển khai Dự án nói riêng phối hợp chặt chẽ với các cấp, các ngành, chính quyền địa phương để triển khai dự án thuận lợi và đạt được hiệu quả cao nhất đồng thời hướng dẫn nông dân chủ động triển khai các biện pháp phòng chống hạn, mặn, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, sử dụng vật tư nông nghiệp an toàn và có trách nhiệm, góp phần nâng cao sức khỏe của người dân, cộng đồng và bảo vệ môi trường.
Hệ thống khuyến nông Việt Nam với gần 30 năm đồng hành cùng nông dân sẽ tiếp tục phát huy và làm tốt vai trò của mình giúp cộng đồng nông thôn Việt Nam trở nên mạnh mẽ, sản xuất thông minh hơn và ứng phó với biến đổi khí hậu ngày càng tốt hơn.
(PGS.TS Lê Quốc Thanh, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia)
Nhìn Quang dẫn khách thoăn thoắt đi lại giữa vườn nho để giới thiệu đặc tính của từng giống tôi không ngờ rằng trước đây anh từng phải chống nạng tới 7 tháng ròng
CẦN THƠ Hiện mỗi con ong chúa giống do Tạo sản xuất có giá từ 200.000 đồng. Trung bình mỗi tháng Tạo cung cấp ra thị trường khoảng 800 con, thu nhập gần 20 triệu đồng.
Tháng 10/2024, Trung tâm Khuyến nông Bình Định sang tỉnh Salavan (Lào) xây dựng mô hình thâm canh cây ngô. Mô hình đã làm thay đổi thói quen canh tác của người dân nước bạn.
QUẢNG NGÃI Gia đình ông Lê Văn Vân (thôn 2, xã Tân Lập, huyện Kon Rẫy, tỉnh Kon Tum cũ) tiên phong phát triển nghề nuôi rắn ráo trâu, mỗi năm thu nhập hàng trăm triệu đồng.
HÀ TĨNH Tại Hà Tĩnh, nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã, nông dân chủ động ứng dụng công nghệ số trong nông nghiệp, mang lại hiệu quả và chuyển biến tích cực trong sản xuất, kinh doanh.
SƠN LA 'Mận ngố' là thứ mận hậu đỉnh cao về chất lượng với quả to, mã đẹp, cắn ngập răng, chỉ một lần ăn là nhớ cả đời nên giá gấp đôi, gấp ba mận thường.
Mô hình xử lý rơm rạ tại Vĩnh Bình, huyện Hòa Bình (Bạc Liêu) giúp nông dân giảm chi phí, tăng năng suất lúa và bảo vệ đất, mở ra hướng canh tác bền vững.
ĐIỆN BIÊN Với diện tích hơn 1 ha, năm nay anh Lảnh ước thu được hơn 2 tấn quýt, với giá bán tại vườn 20.000 - 25.000 đồng/kg, trừ chi phí còn lãi gần 40 triệu đồng.
Thứ trưởng Phùng Đức Tiến đặt vấn đề trong bối cảnh vaccine ASF đã sản xuất hàng triệu liều nhưng tỷ lệ tiêm còn thấp, dịch bệnh gây thiệt hại lớn cho người chăn nuôi.
HẢI PHÒNG Sau hợp nhất, thế mạnh về biển của Hải Phòng và nông nghiệp công nghệ cao của Hải Dương hứa hẹn sẽ tạo ra cực tăng trưởng mới, giúp phát huy được các tiềm năng.
SƠN LA Phương pháp bón dúi phân kết hợp kỹ thuật cấy hàng rộng - hàng hẹp giúp giảm thất thoát, giảm số lần bón phân, chi phí phân bón giảm khoảng 30%, hạn chế sâu bệnh.
Vĩnh Long Chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) là trách nhiệm của ngư dân, cơ quan chức năng và toàn xã hội.
Cần Thơ Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, từng bước giúp Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng lập cơ sở dữ liệu đa dạng sinh học, phục vụ lưu trữ các thông tin cần thiết.