| Hotline: 0983.970.780

Hỗ trợ 14 tỷ đồng các cơ sở chăn nuôi hàng hóa

Thứ Tư 06/11/2024 , 07:58 (GMT+7)

YÊN BÁI Năm 2024, các ngành chức năng của Yên Bái đã thực hiện 2 đợt hỗ trợ với tổng kinh phí gần 14 tỷ đồng cho các cơ sở chăn nuôi hàng hóa.

Nghị quyết 69 của HĐND tỉnh Yên Bái đã hỗ trợ cho hàng trăm cơ sở chăn nuôi hàng hóa trên địa bàn. Ảnh: Thanh Tiến.

Nghị quyết 69 của HĐND tỉnh Yên Bái đã hỗ trợ cho hàng trăm cơ sở chăn nuôi hàng hóa trên địa bàn. Ảnh: Thanh Tiến.

Thực hiện Nghị quyết số 69 của HĐND tỉnh Yên Bái về quy định một số chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp và thủy sản trong giai đoạn 2021-2025, năm 2024, tỉnh Yên Bái đã thực hiện 2 đợt hỗ trợ với tổng kinh phí gần 14 tỷ đồng cho các cơ sở chăn nuôi hàng hóa.

Trong đợt 1 năm 2024, đối với chính sách hỗ trợ phát triển chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa hoặc đặc sản, hữu cơ, các địa đã nghiệm thu hỗ trợ 420 cơ sở chăn nuôi với tổng kinh phí hơn 10 tỷ đồng. Chính sách hỗ trợ chăn nuôi trâu, bò hoặc hỗn hợp trâu, bò liên kết sản xuất theo hình thức tổ hợp tác, HTX có quy mô từ 20 con trở lên, đã thực hiện hỗ trợ 26 tổ hợp tác, HTX với kinh phí gần 1,7 tỷ đồng.  

Chính sách hỗ trợ giúp người chăn nuôi mở rộng quy mô chuồng trại, đầu tư con giống. Ảnh: Thanh Tiến.

Chính sách hỗ trợ giúp người chăn nuôi mở rộng quy mô chuồng trại, đầu tư con giống. Ảnh: Thanh Tiến.

Trong đợt 2, các ngành chức năng đã nghiệm thu được 107 cơ sở và 2 tổ hợp tác chăn, trong đó thực hiện giải ngân cho 77 cơ sở và 2 tổ hợp tác với tổng kinh phí gần 2,1 tỷ đồng. Hiện nay, các địa phương đang tiếp tục triển khai thực hiện nghiệm thu và chi trả hỗ trợ cơ sở chăn nuôi đạt các tiêu chí theo quy định.

Chính sách hỗ trợ phù hợp với nhu cầu của nhân dân đã tạo điều kiện cho các hộ gia đình có thêm nguồn vốn phát triển mở rộng quy mô chăn nuôi, tạo ra vùng sản xuất hàng hóa. Ngoài ra, góp phần đổi mới phương thức sản xuất, áp dụng tiến bộ kỹ thuật, các biện pháp phòng chống dịch bệnh vào sản xuất.

Xem thêm
[Bài 3] AI giúp chăn nuôi an toàn, hiệu quả

AI có thể phân tích các mẫu bệnh phẩm và các chỉ số sức khỏe của heo để đưa ra dự đoán chính xác hơn về khả năng lây lan dịch bệnh.

Chuyển đổi cây trồng - hướng đi chiến lược của Lào Cai

Chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng không đơn thuần là thay thế giống cũ bằng giống mới mà là quá trình mang tính chiến lược của Lào Cai.

Xã vùng biên mỗi năm 200 hộ thoát nghèo: Người trẻ nghĩ khác ở Lao Khô

SƠN LA Giữa đại ngàn Tây Bắc, nơi núi rừng Phiêng Khoài (huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La) tiếp giáp với nước bạn Lào có một bản nhỏ mang tên là Lao Khô.

Cơ hội việc làm ngành nông nghiệp rộng mở với sinh viên

THÁI NGUYÊN Tại ngày hội việc làm của Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, trong khi chỉ có 300 sinh viên ra trường thì nhu cầu tuyển dụng từ doanh nghiệp lên tới 4.000 vị trí.

Bảo tồn, mở rộng sản xuất giống lúa nếp than

QUẢNG BÌNH Quảng Bình phục tráng được giống lúa nếp than và cung ứng giống cho nông dân để mở rộng sản xuất.

Đồng Tháp số hóa ngành cá tra, 100% cơ sở được cấp mã nhận diện

Đồng Tháp có 100% cơ sở nuôi cá tra được cấp số hóa mã nhận diện, 100% cơ sở nuôi cá tra thương phẩm được cấp giấy đủ điều kiện sản xuất.

Cấp xã lần đầu được phê duyệt quản lý rừng bền vững

Từ 1/7, UBND cấp xã có thẩm quyền phê duyệt phương án quản lý rừng của hộ dân, nhóm hộ, tổ hợp tác làm du lịch sinh thái, theo Thông tư 16/2025/TT-BNNMT.

Bình luận mới nhất