| Hotline: 0983.970.780

Hiệu ứng nhà kính trên mặt luống hành

Thứ Ba 31/12/2024 , 07:02 (GMT+7)

HẢI DƯƠNG 2 hộ dân ở thôn Tông Phố, xã Quốc Tuấn (huyện Nam Sách, Hải Dương) dùng màng phủ nông nghiệp để trồng hành khiến cây hành sinh trưởng, phát triển kém.

Vụ đông năm nay, 2 hộ dân ở thôn Tông Phố, xã Quốc Tuấn (mới), huyện Nam Sách (Hải Dương) dùng màng phủ nông nghiệp để trồng hành trên nền đất thịt trong đồng khiến cây hành sinh trưởng, phát triển kém, khô rạc và thậm chí chết cả khóm. Nguyên nhân có thể do hiệu ứng nhà kính trên bề mặt luống hành.

Đây là cách làm tự phát của một số hộ dân ở xã Nam Trung và Quốc Tuấn (huyện Nam Sách) từ 2 đến 3 năm nay với quan điểm dùng màng phủ nông nghiệp thay cho phủ đậy bằng rơm rạ truyền thống. Cụ thể từ vụ đông năm 2022, xã Nam Trung có khoảng chục hộ; thôn Tông Phố, xã Thanh Quang (cũ) có 2 hộ. Nhưng vì không hiệu quả, nên số người từ bỏ tăng dần.

Đến vụ đông năm 2024, chỉ còn hộ ông Nguyễn Văn Thiệu và ông Mạc Văn Quy ở thôn Tông Phố vẫn trồng hành bằng màng phủ nông nghiệp với tổng diện tích khoảng 2 mẫu tại xứ đồng Đống Say ở thôn Tống Xá, xã Thanh Quang (cũ).

Ruộng hành nhà ông Nguyễn Văn Thiệu ở thôn Tông Phố, xã Quốc Tuấn kém phát triển, thậm chí bị chết  trong vụ đông năm 2024. Ảnh: Hữu Vân.

Ruộng hành nhà ông Nguyễn Văn Thiệu ở thôn Tông Phố, xã Quốc Tuấn kém phát triển, thậm chí bị chết  trong vụ đông năm 2024. Ảnh: Hữu Vân.

Nguyên nhân sâu xa:

Do diện tích trồng lớn, mỗi hộ thường thuê đất trồng từ 2 đến 3 mẫu, rơm rạ phủ luống hiếm, thường phải mua từ 500 đến 800 nghìn đồng/sào, các loại hạt cỏ dại và lúa gặt máy rụng lại mọc khoẻ và tranh giành dinh dưỡng, ánh sáng nên ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển cây hành; phải bơm tưới thường xuyên nên rất tốn kém về công sức.

Nguyên nhân trực tiếp:

Do phủ đậy bằng màng phủ nông nghiệp, mặt đen của màng phủ ấp sát mặt luống, còn mặt xám trắng của màng phủ quay lên trên (màng phủ đều có khoét sẵn lỗ và có kích thước chiều ngang > 1m). Chính cách làm này vô hình trung làm cho tầng không khí trên mặt luống hành càng nóng lên rất nhiều do bức xạ sóng ngắn của mặt trời xuyên qua tầng khí quyển và chiếu xuống mặt đất.

Trong khi cây hành lại là cây ưa lạnh, ưa khí hậu mát mẻ, cần tưới phun thường xuyên để luôn đảm bảo độ ẩm 80% độ ẩm đồng ruộng nhằm đủ nước và điều hoà thân nhiệt trong quá trình sinh trưởng, phát triển.

Hệ quả:
Mặc dù cùng 1 nguồn củ giống ở Kinh Môn và cùng kỹ thuật trồng, tưới truyền thống và thời vụ… như nhau nhưng trồng hành áp dụng màng phủ luống ngoài triệu chứng dẫn trên còn bị hại từng đám không đều nhau trên cùng 1 ruộng. Kiểm tra bằng mắt thường không hề thấy đối tượng nào gây hại.

Mọi người dân trồng hành ở ruộng liền kề hoặc trong cùng 1 lô chỉ biết nhận xét: Do phủ luống bằng nilon nên bị tích nước và cây hành không thở bằng bộ rễ được, bị chết nóng.

Hành phủ luống bằng nilon trên nền đất cát trong đê, kết hợp dùng béc phun tự động xoay 360 độ thường xuyên thì vẫn sinh trưởng, phát triển tốt. Ảnh: Hữu Vân.

Hành phủ luống bằng nilon trên nền đất cát trong đê, kết hợp dùng béc phun tự động xoay 360 độ thường xuyên thì vẫn sinh trưởng, phát triển tốt. Ảnh: Hữu Vân.

Kiến nghị:

Đề nghị cơ quan chuyên môn địa phương kịp thời lấy địa chỉ trồng hành của 2 hộ nông dân nói trên làm thực địa tập huấn cho bà con nông dân trong sản xuất cây trồng nói chung và cây hành nói riêng.

Nếu đất thịt trong đồng, cần xem trồng hành phủ đậy bằng rơm rạ vẫn là phương pháp truyền thống và ưu việt nhất.

Trong điều kiện đất cát trong đê, độ dày cát phải cao (thấm thoát tốt) và có tưới phun bằng béc phun nước tưới cây tự động xoay 360 độ được thường xuyên thì mới có thể áp dụng trồng bằng màng phủ nông nghiệp.

Xem thêm
Kiến nghị Bộ Tài chính thống nhất cách tính thuế VAT với thức ăn chăn nuôi

Các hội và hiệp hội vừa có văn bản gửi Bộ Tài chính, đề nghị áp dụng thống nhất quy định về thuế giá trị gia tăng đối với sản phẩm thức ăn chăn nuôi.

Xuất hiện ổ dịch tả lợn Châu Phi đầu tiên tại thành phố Huế

Sau khi xét nghiệm, kết quả xác định đàn lợn của ông Cao Viết Hùng (thôn 9, xã Nam Đông, TP Huế) dương tính với dịch tả lợn Châu Phi.

Chàng trai 22 tuổi mỗi tháng ẵm 20 triệu đồng nhờ nuôi ong chúa giống

CẦN THƠ Hiện mỗi con ong chúa giống do Tạo sản xuất có giá từ 200.000 đồng. Trung bình mỗi tháng Tạo cung cấp ra thị trường khoảng 800 con, thu nhập gần 20 triệu đồng.

Nông nghiệp Hải Phòng kỳ vọng đột phá sau sáp nhập

HẢI PHÒNG Sau hợp nhất, thế mạnh về biển của Hải Phòng và nông nghiệp công nghệ cao của Hải Dương hứa hẹn sẽ tạo ra cực tăng trưởng mới, giúp phát huy được các tiềm năng.

Tiết kiệm hơn 30% chi phí phân bón nhờ phương pháp dúi phân

SƠN LA Phương pháp bón dúi phân kết hợp kỹ thuật cấy hàng rộng - hàng hẹp giúp giảm thất thoát, giảm số lần bón phân, chi phí phân bón giảm khoảng 30%, hạn chế sâu bệnh.

Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 3 tuyên truyền chống IUU

Vĩnh Long Chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) là trách nhiệm của ngư dân, cơ quan chức năng và toàn xã hội.

Điểm sáng nghiên cứu khoa học gắn với bảo tồn đa dạng sinh học

Cần Thơ Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, từng bước giúp Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng lập cơ sở dữ liệu đa dạng sinh học, phục vụ lưu trữ các thông tin cần thiết.

Bình luận mới nhất